Xét nghiệm PCR là gì và dùng để chẩn đoán những căn bệnh nào? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có mong muốn xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này.
Tóm tắt nội dung
1. Xét nghiệm PCR là gì?
PCR viết tắt của cụm từ Polemerase Chain Reaction nghĩa là phản ứng chuỗi polymerase. Xét nghiệm PCR hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử, đây là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt.
Kỹ thuật xét nghiệm PCR được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis phát minh vào năm 1985. Phát minh này được coi là một cuộc cách mạng lớn đối với nền y học thế giới và đã được trao giải thưởng danh giá Nobel vào năm 1993. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học do phản ứng rất nhạy và cho kết quả đặc hiệu.
Xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR thường có kết quả độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cũng còn tùy thuộc trình độ của kỹ thuật viên, phương tiện máy móc làm việc và công tác quản lý chất lượng. Do đó, có thể cùng một xét nghiệm nhưng có nơi cho kết quả nhạy và chính xác, nơi khác thì không có được độ nhạy bằng.
Những điều cần biết khi tiến hành xét nghiệm PCR
➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2020 của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn quận 12
2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán những bệnh gì?
Ngày nay, xét nghiệm PCR được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học. Phương pháp này thường được dùng để chẩn đoán những bệnh đặc hiệu, liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm truyền thống không thể làm được. Cụ thể xét nghiệm PCR được áp dụng để chẩn đoán chính xác các bệnh sau:
– Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Mycoplasma, Legionella, Treponema pallidum…).
– Phát hiện virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
– Phát hiện các tác nhân vi sinh vật gây bệnh như các virus (viêm gan B, viêm gan C, HIV, Herpes, EBV, HPV, CMV, virus SARS, H5N1…).
– Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA 1 – BRCA 2 trong ung thư vú, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…).
– Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…
– Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc carbapenemase, betalactamase…
Ngoài ra, trong công nghệ sinh học, xét nghiệm PCR được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN…
Những điều cần biết khi tiến hành xét nghiệm PCR
3. Ưu điểm và nhược điểm của xét nghiệm PCR
Ưu điểm
Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác. Có thể kể đến một số ưu điểm như:
- Xét nghiệm này cho kết quả nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.
- Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng thông thường không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…)
- Xét nghiệm sinh học phân tử cũng cho phép xác định được những tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm (tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu, tuberculosis trong lao ngoài phổi…), hoặc các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).
- Xét nghiệm PCR còn cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.
- Phát hiện các đột biến gen gây ung thư hay gây các bệnh di truyền khác… để có biện pháp phòng ngừa bệnh.
- Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, xét nghiệm PCR cũng có một số hạn chế như:
- Xét nghiệm PCR rất khó thực hiện được một cách chuẩn mực tại các phòng thí nghiệm lâm sàng. Do đó, đòi hỏi kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao.
- Để tiến hành xét nghiệm PCR thì cần có trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại nên giá thành của xét nghiệm PCR khá cao.
4. Xét nghiệm PCR bao nhiêu tiền?
Hiện nay, xét nghiệm PCR thường có giá thành cao do những hoá chất để làm phản ứng đều phải nhập ngoại và phải mua với giá cao. Hơn nữa, các thiết bị để làm xét nghiệm PCR cũng có giá lên đến vài chục ngàn USD/máy. Thông thường, để xét nghiệm một bệnh phẩm bằng phương pháp PCR, người bệnh phải chi trả từ 8 – 10 USD/ lần xét nghiệm.
Xét nghiệm PCR là phương pháp kỹ thuật phức tạp và cần có trang thiết bị hiện đại, đồng thời đòi hỏi nhân viên kỹ thuật, bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, tuân thủ chặt chẽ quy trình. Chính vì vậy, người có nhu cầu xét nghiệm PCR cần lựa chọn những bệnh viện lớn hay những trung tâm xét nghiệm uy tín để tránh hiện tượng dương tính giả khi bị nhiễm lại sản phẩm PCR. Do những yêu cầu cao như vậy nên không phải ở bất cứ bệnh viện nào cũng có thể tiến hành làm xét nghiệm PCR được.
Tổng hợp