Vắc xin Typhim Vi dùng để tiêm phòng bệnh thương hàn cho người lớn và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Trong chuyên mục dưới đây cùng tìm hiểu mũi tiêm Typhim vi 0.5 ml là gì? Công dụng, cách dùng và liều dùng thuốc như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Mũi tiêm Typhim vi 0.5 ml là gì?
Vắc xin thương hàn Typhim Vi nằm trong nhóm dị ứng, liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch. Khi vào cơ thể thì thuốc sẽ kích hoạt hệ miễn dịch, tạo ra kháng thể tự nhiên nhằm kháng lại trực khuẩn thương hàn nhằm phòng ngừa bệnh gây ra do trực khuẩn Salmonella typhi.

Dưới đây là 2 loại vắc – xin thương hàn phổ biến:
- Vắc – xin bất hoạt Typhim Vi 0,5ml dùng qua đường tiêm: Vắc- xin dùng từ các kháng nguyên bị chết của trực khuẩn thương hàn. Loại này được sử dụng chủ yếu trên lâm sàng.
- Vắc – xin sống giảm độc lực dùng qua đường uống: Sử dụng kháng nguyên từ trực khuẩn đã bị làm suy yếu hoạt động và giảm khả năng nhiễm bệnh khi vào cơ thể.
>>> Xem thêm: Vacxin lasota có tác dùng gì? Cách sử dụng như thế nào?
2. Liều tiêm vắc – xin Typhim Vi 0,5ml như thế nào?
Lưu ý: Vắc-xin thương hàn Typhim Vi chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi với người lớn.
- Mũi tiêm Typhim Vi 0.5ml chứa 25mcg purified vi capsular polysaccharide của trực khuẩn Salmonella typhi dùng để tiêm bắp( bệnh nhân rối loạn chảy máu có thể tiêm dưới da).
- Sau tiêm 3 tuần, vắc – xin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh. Tính miễn dịch của vắc xin thương hàn không tồn tại vĩnh viễn, chúng duy trì trong vòng 3 năm do vậy việc tiêm vắc xin hiệu quả nhất thì nên nhắc lại sau mỗi 3 năm.
Vắc – xin thương hàn có thể phối hợp dùng với các loại vắc xin khác, tuy nhiên phải tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
3. Tác dụng phụ khi sử dụng vắc – xin Typhim Vi 0.5ml
Vắc-xin thương hàn tương tự như các loại vắc xin khác, tuy nhiên sau khi tiêm sẽ để lại biến chứng và tác dụng phụ dưới đây:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Sau khi tiêm thì có biểu hiện sưng, đau, xuất hiện quầng đỏ tại vị trí tiêm.
- Toàn thân: Trẻ em sau khi tiêm vacxin sẽ có phản ứng sốt do viêm tại vùng tiêm, đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ, nôn, buồn nôn kèm theo tình trạng đau bụng.
- Một số trường hợp xuất hiện phản ứng quá mẫn, phát ban, nặng hơn là sẽ bị áp xe tại chỗ tiêm.
- Trong quá trình tiêm nếu xảy ra phản ứng sốc phản vệ do cơ địa trẻ, dùng quá liều thuốc hoặc tiêm sai kỹ thuật, dùng thuốc không đảm bảo chất lượng hay bị quá hạn sử dụng.
4. Một số lưu ý khi sử dụng vắc – xin thương hàn
- Vắc xin Typhim Vi 0.5ml được dùng qua đường tĩnh mạch, tiêm qua đường bắp hoặc dưới da ở những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay bị rối loạn chảy máu.
- Tránh dùng vacxin thương hàn cho trẻ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, trẻ có khả năng bị nhiễm do sức đề kháng chưa đủ mạnh để chống lại trực khuẩn thương hàn.

- Với trường hợp tiêm vacxin nhắc lại, trường hợp trước đó xuất hiện phản ứng với vắc – xin thương hàn thì tránh dùng liều kế tiếp.
- Vắc – xin Typhim Vi 0.5ml là sẽ tạo ra kháng thể miễn dịch chống lại trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi tuy nhiên không có khả năng chống lại trực khuẩn phó thương hàn Salmonella paratyphi A và B hay trực khuẩn không thương hàn. Bởi vậy, trường hợp dù đã tiêm phòng nhiễm thương hàn tuy nhiên phải chú ý đến phương pháp phòng bệnh cho trẻ khác để tránh bị lây nhiễm trực khuẩn phó thương hàn hay trực khuẩn không thương hàn khác.
>>> Tham khảo thêm: Vacxin OPV1 là gì? Những điều cần biết về vacxin bại liệt
- Khả năng sinh miễn dịch của Typhim Vi bị tác động ảnh hưởng bởi bệnh lý suy gan hoặc ức chế khả năng miễn dịch khác. Bởi vậy, để mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì chỉ nên dùng vắc – xin khi đã kết thúc thời gian điều trị. Với bệnh nhân bị HIV phải chú ý nên tiêm chủng ngừa thương hàn dù hiệu quả phòng bệnh giảm đi so với trường hợp khác.
- Vắc xin thương hàn có thể dùng khi đang cho con bú.
- Lưu ý trong quá trình tiêm vắc xin thì hãy chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, như thuốc nhằm kịp thời xử lý những tác dụng phụ xảy ra như sốc phản vệ…
Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về mũi tiêm Typhim Vi 0.5ml là gì? Tác dụng, liều dùng thuốc như thế nào. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác. Chúc bạn thành công!