Tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng trong bao lâu? Đây là vấn đề mà nhiều người thắc mắc khi tiêm phòng bệnh này. Hãy tìm hiểu những thông tin về vắc xin phòng dại trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Vắc xin phòng dại là gì?
Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho người mắc. Do đó, nếu nhiễm virus gây bệnh dại, người bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Người mắc bệnh dại sẽ bị viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống do virus dại gây nên. Đường lây truyền bệnh phổ biến nhất là thông qua các vết thương hoặc vết cắn do động vật bị dại gây ra.
Vắc xin phòng bệnh dại được chế từ virus dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại. Vắc xin này được sử dụng để bảo vệ những người bị động vật cắn (sau phơi nhiễm) hoặc nếu không có thể tiếp xúc với virus bệnh dại (trước phơi nhiễm). Vắc xin có thể dùng theo đường tiêm bắp hoặc đường tiêm trong da, có tính an toàn, hiệu quả cao.
Vắc xin phòng dại hoạt động bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ virus để giúp cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh. Vắc xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở cả người lớn và trẻ em, có thể tiêm trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm để phòng cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng trong bao lâu?
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi nào?
Khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Đầu tiên cần phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó đến các điểm tiêm phòng dại hoặc cơ sở y tế để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không. Nếu con vật không thể theo dõi hoặc con vật chết thì người bị cắn cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt để có thể phải tiêm kết hợp vắc xin và kháng huyết thanh. Còn trong trường hợp con vật còn sống, theo dõi được thì có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.
Theo hướng dẫn của WHO có thể phân loại 3 cấp độ:
- Cấp độ I: Khi người sờ hay cho con vật ăn, hoặc con vật liếm trên da khuyến cáo không điều trị nếu con vật có tiền sử đáng tin cậy.
- Cấp độ II: Khi con vật gặm vùng da trần, liếm trên da có vết trầy hoặc những vết cào xước nhẹ không chảy máu khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngay.
- Cấp độ III: Khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của con vật khuyến cáo nên tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại ngay lập tức.
Người bị động vật nghi dại cắn nên tiêm càng sớm càng tốt, bởi sau khi tiêm vắc xin cần phải có 1 thời gian thì cơ thể mới hình thành được miễn dịch (thường từ 7 đến 14 ngày nếu tiêm đủ liều lượng, đúng kỹ thuật). Bên cạnh đó, nếu tiêm muộn, có thể virus dại đã vào đến não và phát triển, gây tổn thương cho tế bào thần kinh. Khi đó, dù có tiêm đủ liều vắc xin cũng vô ích vì cơ thể chưa đủ thời gian tạo ra lượng kháng thể đủ để trung hòa được virus dại.
Tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng trong bao lâu?
Tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng trong bao lâu là điều mà nhiều người băn khoăn khi chẳng may bị động vật nghi dại cắn. Theo các chuyên gia y tế, tiêm phòng dại chính là cuộc chạy đua của vắc xin với virus dại. Vì vậy, ngay khi bị chó dại, nghi dại hoặc động vật cắn, người đó cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng. Bên cạnh đó, không nên chờ theo dõi tình trạng của con chó, cũng không phải lo ngại vắc xin dại ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi tất cả vắc xin tiêm phòng thế hệ mới hiện nay đều rất an toàn.
Đặc biệt, nếu bị chó hoặc động vật nghi dại cắn tại các vị trí nguy hiểm, đặc biệt là gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu…thì người đó cần tiêm phòng càng sớm càng tốt. Khi người bệnh được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật và vắc xin được bảo quản tốt thì hiệu lực bảo vệ trung bình sẽ là 1 năm.
Tiêm vắc xin phòng dại có tác dụng trong bao lâu?
Vắc xin phòng dại loại nào tốt?
Hiện nay, tại Việt Nam đang sử dụng 3 loại vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành gồm vắc xin tiêm phòng Verorab (Pháp), Indirab và Abhayrab (Ấn Độ). Trong đó, vắc xin Verorab là vắc xin thế hệ mới, được sản xuất bởi Công ty Sanofi Pasteur.
Trên thế giới, các quốc gia tiên tiến đã bắt đầu sử dụng vắc xin phòng dại thế hệ mới Verorab từ năm 1985. Năm 2004, loại vắc xin này đã được Bộ Y tế Việt Nam cho triển khai rộng rãi tại các điểm tiêm phòng trên cả nước. Đây là loại vắc xin cấy trên tế bào Vero, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, trước hoặc sau khi tiếp xúc với động vật bị dại. Ưu điểm nổi bật của vắc xin Verorab là hiệu quả bảo vệ cao và rất an toàn, thời gian bảo vệ trong khoảng 1 năm và không gây ra các bệnh lý não sau khi tiêm ngừa vì vậy được WHO khuyến cáo sử dụng.
Phác đồ tiêm vắc xin dại thế hệ mới Verorab như sau:
Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm | – Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.
– Tiêm nhắc lại sau 1 năm và sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần. |
Tiêm sau phơi nhiễm ở bắp tay | Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại. |
Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3. | |
Người đã tiêm dự phòng bệnh không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin. | |
Tiêm trong da
Liều 0.1ml vắc xin hoàn nguyên |
Người đã tiêm dự phòng: tiêm khẩn cấp 0.1ml vào các ngày 0 và 3. |
Tiêm vắc xin phòng dại ở đâu?
Ngay khi bị động vật hoặc động vật nghi dại cắn, người bệnh cần sơ cứu vết thương và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng.
- Các địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội…
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Pasteur TP HCM, Trung tâm y tế dự phòng thành phố.
- Tại các địa phương khác: Trung tâm y tế dự phòng thành phố/ tỉnh.
Thông thường, chi phí tiêm phòng bao gồm chi phí tư vấn và vắc xin hoặc kháng huyết thanh (nếu có). Huyết thanh phòng dại tính theo ml/kg thể trọng người tiêm giá giao động từ 450.000đ – 700.000đ. Vắc xin phòng dại Verorab giá khoảng 250.000đ.
Cách sơ cứu tại chỗ khi bị chó mèo cắn
Khi bị chó, mèo cắn, bạn cần giữ bình tĩnh xử lý sơ cứu vết thương tại chỗ đúng cách. Cách sơ cứu như sau:
- Làm sạch và sát trùng vết thương: Đầu tiên người bị động vật cắn cần làm sạch vết thương bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng diệt khuẩn trong 10 – 15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Lưu ý rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh và sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 700, nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% nếu có.
- Cầm máu: Sau khi bị động vật cắn, nếu vết thương chảy máu không nhiều thì trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu và chỉ cầm sau 10 – 15 phút nếu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.
- Trong trường hợp vết thương sâu ra nhiều máu hoặc máu phun thành tia, bạn cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Sau khi sơ cứu tại chỗ, bạn cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám xử lý vết thương, xem xét chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.
Tổng hợp