Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng và những điều cần lưu ý

Vắc xin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng đều có mục đích để phòng các bệnh nguy hiểm, Vậy ưu nhược điểm của loại vacxin này là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng là gì?

Vắc xin ComBE Five được sản xuất bởi công ty Biological E – Ấn Độ. Đây là loại vắc xin mới, có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem, gồm có: giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, ho gà toàn tế bào, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B và kháng nguyên vỏ vi khuẩn Hib (gây bệnh viêm màng não mủ hay viêm phổi).

Cho đến nay đã có trên 400 triệu liều vắc xin ComBE Five được sử dụng trên 43 nước trên thế giới. Còn tại Việt Nam, loại vắc xin này đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ tháng 05/2017 thay thế cho vắc xin Quinvaxem trước đây. Vắc xin ComBE Five chính thức được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em Việt Nam từ tháng 12/2018.

Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng là gì?
Vacxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng là gì?

Xem thêm: Vacxin 4 bệnh cho mèo

Hiện nay, Việt Nam đang được Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng loại vắc xin ComBE Five. Trước khi đưa vào sử dụng, vắc xin đã được kiểm định về tính an toàn và đạt các yêu cầu của Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới, không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, các phản ứng sau khi tiêm vắc xin ComBE Five có thể gặp từ nhẹ, vừa cho đến nặng. Phản ứng có thể xảy ra ở toàn thân hoặc chỉ xảy ra tại vị trí tiêm.

Sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như là:

  • Sốt nhẹ.
  • Sưng đau nhẹ tại vị trí tiêm.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú.

Các phản ứng này thường tự khỏi mà không cần phải điều trị. Sau khi tiêm, cha mẹ cần chú ý trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường sau, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất, để xử trí kịp thời.

  • Trẻ khó thở, tím tái.
  • Trẻ phát ban.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ khóc thét hoặc li bì, bú kém.
  • Tại chỗ tiêm sưng đỏ, lan rộng ra xung quanh.
Các trường hợp cần tạm hoãn tiêm vắc xin
Các trường hợp cần tạm hoãn tiêm vắc xin

Xem thêm: Vacxin 5 bệnh cho chó

Các trường hợp cần tạm hoãn tiêm vắc xin ComBE Five:

  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
  • Trẻ đang sốt trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt dưới 35,5 độ C (kiểm tra nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ vừa mới sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ trường hợp trẻ đang sử dụng Globulin điều trị viêm gan B.
  • Trẻ đang trong đợt điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (đường uống, đường tiêm) trong vòng 14 ngày.
  • Những trẻ có cân nặng < 2kg.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng về điều này, bởi trẻ sẽ được khám sàng lọc theo quy định của Bộ Y tế trước khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào.

Lịch tiêm các loại vắc-xin

Vắc xin 5 trong 1 cần tiêm 03 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày, mũi đầu tiên tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi. Sau đó trẻ cần được cho tiêm mũi thứ 4 nhắc lại lúc 18 tháng tuổi hoặc hơn 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 3.

Tuy nhiên, lịch tiêm có thể dao động tùy theo tình hình thực tế, có thể chậm hơn một chút nếu như trẻ bị ốm, hết vắc xin,… song cũng không nên để quá muộn, vì trẻ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều.

Đồng thời, vắc xin 5 trong 1 cũng không được tiêm sớm quá, cụ thể là trước khi trẻ đủ 2 tháng tuổi hoặc đi tiêm sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ. Vì nếu làm như vậy, vắc xin sẽ mất tác dụng và phải tiêm lại.

Vacxin 5 trong 1(Vacxin Quinvaxem), là vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006. Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.

Có thể nói đây là một nguồn vắc xin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.