Vì sao cần tiêm phòng viêm gan A? Các loại vắc-xin ngừa viêm gan A

Tại sao cần tiêm phòng vắc xin viêm gan A cho trẻ? Vắc xin viêm gan A có tác dụng gì? Có mấy loại vắc xin viêm gan A?… Tất cả những thông tin về vắc xin viêm gan A sẽ được chia sẻ đầy đủ dưới bài viết. Bạn bè hãy cùng đón đọc nhé.

Tóm tắt nội dung

Tại sao cần tiêm phòng vắc xin viêm gan A?

Viêm gan A là bệnh gan do virus viêm gan A gây ra. Loại virus viêm gan A sẽ lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh như tiếp xúc nếu ai đó không rửa tay đúng cách. Bên cạnh đó bạn cũng có thể mắc bệnh viêm gan A từ thực phẩm, nước hoặc những vật thể bị nhiễm virus viêm gan A.

Những người mắc virus viêm gan A đều có thể tự hồi phục và sẽ có khả năng miễn dịch hoàn  toàn, có những trường hợp nhiễm virus viêm gan A tử vong do viêm gan A cấp tính, không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Tổ chức Y tế thế giới thống kê có đến 90% trẻ mắc virus viêm gan A trước 10 tuổi. Chủ yếu tình trạng mắc bệnh này xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy việc tiêm phòng viêm gan siêu vi A cho trẻ là rất cần thiết.

Vắc xin phòng ngừa virus viêm gan A có chứa virus viêm gan A đã được phân lập làm cho bất hoạt, ngừng hoạt động. Khi tiêm vào cơ thể chính hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và sinh ra các kháng thể để chống lại chúng. Khi đó virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể những tế bào này sẽ nhận được và nhanh chóng sản sinh ra kháng thể chống lại virus để không thể phát triển thành bệnh.

Khi mắc virus viêm gan A có thể gây ra các triệu chứng đến cơ thể như:

  • Cơ thể mệt mỏi, sốt.
  • Có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng kèm theo tiêu chảy.
  • Xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắc mà không rõ nguyên nhân.
  • Nước tiểu đổi màu sẫm.
  • Phân người bệnh có màu đất sét.

Những triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Có những trường hợp mắc bệnh kéo dài đến 6 tháng.

Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng viêm gan A có thể gây suy gan và tử vong ở những người từ 50 tuổi trở lên. Đây cũng là yếu tố hình thành các bệnh lý khác về gan như viêm gan B hoặc viêm gan C.

Việc tiêm phòng viêm gan A sẽ hạn chế được rủi ro và tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bị lây nhiễm các loại viêm gan khác nên sẽ rất cần thiết để tiêm vắc xin viêm gan A đúng và đủ liều.

Khi nào nên tiêm phòng viêm gan A?

Uỷ ban Tư vấn về Thực hành chủng ngừa đã đưa ra khuyến cáo các đối tượng cần tiêm phòng vắc xin viêm gan A bao  gồm:

  • Trẻ đang trong giai đoạn từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi.
  • Trẻ em từ 16 tuổi trở lên chưa có sự miễn dịch.
  • Có quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người đang làm việc tại những nơi có nguy cơ nhiễm virus viêm gan A cao hoặc người thường xuyên làm việc với các loại linh trưởng bị nhiễm virus viêm gan A, nghiên cứu virus viêm gan A trong phòng thí nghiệm.
  • Mới đi du lịch ở những vùng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm virus viêm gan A.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích ở dạng thuốc tiêm và không viêm.
  • Mắc các rối loạn yếu tố đông máu.
  • Chưa từng mắc bệnh viêm gan A.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh viêm gan A và trước đó chưa từng tiêm vắc xin  trước đó.

Các loại vắc xin viêm gan A

Trên thị trường hiện nay có 3 loại vắc xin ngừa viêm gan A, cụ thể như:

Vắc xin Avaxim

Đây là loại vắc xin có nguồn gốc từ Sanofi Pasteur Pháp. Trong đó có:

Vắc xin Avaxim 80U là loại được dùng trong phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan A cho đối tượng  trẻ từ 12 tháng đến 15 tuổi. Liều nhắc lại sau khoảng 6 – 12 tháng.

Vắc xin Avaxim 160U là loại phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan A cho đối tượng người trên 16 tuổi. Liều tiêm nhắc lại sau khoảng 6 – 12 tháng.

Với loại vắc xin Avaxim sẽ dùng tiêm bắp và tuyệt đối không tiêm theo đường tĩnh mạch để phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Trong trường hợp người bệnh mắc tình trạng giảm tiểu cầu hoặc bị chứng dễ chảy máu thì có thể tiến hành tiêm dưới da.

Vắc xin chống chỉ định tiêm cho các trường hợp người bị sốt, nhiễm trùng cấp tính, người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ sau khi tiêm: Cảm thấy đau ở vết tiêm, sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng đau cơ, khớp, đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ…

Vắc xin Twinrix

Đây là loại vắc xin được sản xuất bởi công ty GSK (Bỉ) và được Cục quản lý Dược – Bộ Y tế phê duyệt lưu hành tại Việt Nam.

Đối tượng sử dụng để phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa có hệ miễn dịch.

Vắc xin loại này sử dụng theo đường tiêm bắp với lịch tiêm chủng với người lớn và trẻ ≥ 16 tuổi:

+Mũi 1: là liều đầu tiên khi tiêm.

+Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 1 tháng.

+Mũi 3: sau mũi 2 khoảng 5 tháng

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần của vắc xin. Cẩn trọng khi dùng trong các trường hợp người bị sốt cao cấp tính, phụ nữ có thai và cho con bú khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có những tác dụng phụ xảy ra như: Phản ứng đau tại chỗ tiêm như sưng, đỏ da, đau. Toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau. Có cảm giác buồn nôn.

> Xem thêm:

vac-xin-viem-gan-a
Vắc – xin Havax

Vắc xin Havax

Loại vắc xin Havax được sản xuất bởi công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1.

Vắc xin Havax được sử dụng để tiêm bắp để đáp ứng tốt hệ miễn dịch. Người lớn thì nên tiêm vào vùng cơ Delta còn trẻ em thì nên tiêm vào vùng đùi ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân dế bị chảy máu nên tiêm vắc xin dưới da.

Liều dùng tiêm cho trẻ em từ 2 tuổi – 17 tuổi: Tiêm mũi 1 với liều 0,5 ml. Mũi thứ 2 tiêm nhắc lại sau khoảng từ 6 – 12 tháng.

Liều dùng tiêm cho người lớn trên 18 tuổi: Tiêm mũi 1 với liều 1.0ml. Mũi thứ 2 tiêm nhắc lại sau khoảng từ 6 – 12 tháng.

Tác dụng phụ thuốc có thể xảy ra như: sưng đỏ tại chỗ tiêm, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi…

Vắc xin chống chỉ định tiêm cho người bị sốt cao hoặc các phản ứng toàn thân với nhiễm trùng cấp tính. Trường hợp mắc bệnh tim, gan, thận, mắc bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng.

Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để tiêm vắc xin viêm gan A đúng liều lượng, đúng thời điểm bạn hãy đến cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để được chỉ định sử dụng phù hợp.