Có thể thấy rằng đại dịch Covid – 19 diễn biến vô cùng phức tạp trên toàn thế giới và hiện nay để phòng chống sự lây nhiễm, tấn công của virus Sars – CoV-2 hiện nay đã có nhiều loại vaccine được bào chế và sản xuất nhiều hãng khác nhau. Vậy loại vaccine nào tốt nhất trong phòng ngừa Covid – 19?
Tóm tắt nội dung
Các loại vaccine COVID-19
Vaccine COVID – 19 là loại Vaccine có tác dụng trong việc phòng chống virus SARS – CoV-2, các loại vaccine được sản xuất theo công nghệ khác nhau nhưng dều phục vụ với mục đích cuối cùng là giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch để phòng, chống lại sự tấn công của virus SARS-CoV-2.
Cho tới nay, Việt Nam đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp đối với 9 loại vắc xin ngừa Covid-19: AstraZeneca, Pfizer, Janssen, Moderna, Vero Cell, Covaxin, Sputnik V, Hayat-Vax và Abdala.
Mỗi loại vaccine sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau để giúp cơ thể sản sinh ra tế bào lympho T và lympho B từ đó sẽ bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của virus SARS-Cov-2.
Các loại vaccine COVID-19 đã được WHO phê duyệt như:
Astrazeneca
Trường đại học Oxford tại Vương quốc Anh là nơi đã nghiên cứu và sản xuất ra loại vaccine Astrazeneca. Vaccine được chỉ định sử dụng với những người trên 18 tuổi với liều tiêm 2 mũi.
Mũi 1: Vaccine có hiệu quả bảo vệ cơ thể đến 76%, vaccine astrazeneca có thể giảm đến 48,7%mắc bệnh với các triệu chứng đối với biến chủng Alpha và 30% với biến chủng Delta.
Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 khoảng từ 8 – 12 tuần tiêm nhắc lại mũi 2. Khi đã hoàn thành tiêm mũi thứ 2 cơ thể sẽ đạt hiệu quả bảo vệ là 82%.
Mặc dù vậy vaccine Astrazeneca có thể khiến người bệnh mắc các biến chứng rối loạn đông máu và làm giảm tiểu cầu.
Pfizer
Loại vaccine phòng dịch COVID-19 được nghiên cứu bởi tập đoàn dược phẩm Pfizer tại Mỹ và Công ty công nghệ sinh học BioNtech ở Đức.
Cơ chế hoạt động của vaccine Pfizer là đưa thông tin di truyền không gây bệnh của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể như vậy sẽ giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt virus gây ra bệnh trong tương lai.
Vaccine Pfizer được chỉ định tiêm cho những người trên 16 tuổi và tiêm 2 mũi.
Mũi 1: Sau tiêm mũi 1 có hiệu quả bảo vệ đạt khoảng 52%. Lúc này vaccine Pfixer có nguy cơ giảm đến 47,5% nguy cơ mắc COVID-19 đối với biến chủng virus Alpha và biến chủng virus Delta giảm đến 35,6%.
Mũi 2: Tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 3 tuần. Hoàn thành mũi 2 sẽ nâng hiệu quả phòng bệnh lên đến 95%. Lúc này vaccine Pfixer có nguy cơ giảm đến 93,7% nguy cơ mắc COVID-19 đối với biến chủng virus Alpha và biến chủng virus Delta giảm đến 88%.
Trường hợp tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại virus trong khoảng 6 tháng. Các tác dụng phụ sau khi tiêm có thể gặp như mỏi cơ, sốt, đau đầu…
Moderna
Vaccine Moderna được sản xuất theo công nghệ mRNA tại Mỹ tương tự giống vaccine Pfizer.
Loại vaccine này chỉ định tiêm cho các trường hợp có độ tuổi từ 18 trở lên với liều 2 mũi, mỗi mũi 5ml. Mũi 1 sẽ cách mũi 2 khoảng 28 ngày.
Vaccine Moderna khác với các loại khác không cần bảo quản ở nhiệt độ thấp như vậy quá trình vận chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Cơ chế miễn dịch của vaccine Moderna sẽ được hoạt động sau 14 ngày kể từ khi tiêm mũi đầu tiên đạt hiệu quả khoảng 51,8%. Hoàn thành mũi tiêm thứ 2 hiệu quả sẽ tăng lên 94,1% và ngăn ngừa được các virus gây ra SARS-CoV-2 và hạn chế biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Johnson & Johnson
Loại vắc xin được điều chế khá giống với vắc xin Astrazeneca theo công nghệ vector virus.
Vắc xin Johnson & Johnson là cơ chế 1 liều và có thể bảo quản trong tủ lạnh thông thường trong mức nhiệt độ từ 2,2 – 7,7 độ C.
Dựa trên kết quả xét nghiệm lâm sàng sau khi tiêm với 44.000 tình nguyện viên trên toàn cầu mức hiệu quả của vắc xin đạt trên 66%.
SinoPharm
Đây là loại vắc xin để phòng chống virus COVID-19 đầu tiên của Trung Quốc và đã được WHO phê duyệt.
SinoPharm được chỉ định tiêm 2 mũi, khoảng cách mũi 2 tiêm nhắc lại là 3 – 4 tuần. Loại vắc xin này điều chế theo công nghệ sử dụng virus bất hoạt với mục đích kích hoạt hệ thống miễn dịch tương tự với loại vắc xin tiêm chủng bại liệt.
Theo kết quả tiêm 200 triệu liều vắc xin SinoPharm trên toàn thế giới về khả năng phòng ngừa các ca nhiễm bệnh có triệu chứng bệnh khoảng 78,1% và 73,5% đối với trường hợp không có triệu chứng.
Xem thêm:
- Enterogermina uống khi nào, trước hay sau bữa ăn hiệu quả hơn?
- Tìm hiểu về thuốc 9b công dụng cũng như tác dụng của thuốc với cơ thể

Sinovac
Đây là loại vắc xin thứ 2 của Trung Quốc và sử dụng công nghệ điều chế bằng virus bất hoạt và được WHO cấp phép sử dụng. Sinovac được xem là loại vắc xin được sử dụng nhiều nhất trong số tất cả các loại khác.
Đã có thử nghiệm tại Brazil về việc phòng ngừa sự tấn công của virus SARS-CoV-2 là 50% tuy nhiên tại thí nghiệm vắc xin tại Bồ Đào Nha đạt hiệu quả lên đến 91,25%.
Trong phòng ngừa Covid – 19 loại vaccine nào tốt nhất?
Căn cứ theo kết quả của thí nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 Pfizer có tác dụng phòng bệnh hiệu quả lên đến 95% sau khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2. Còn các loại vaccine khác như Astrazeneca, Johnson & Johnson hoặc Sinovac,… có kết quả thấp hơn nhiều.
Mỗi đất nước, vùng miền sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cộng đồng, các biện pháp phòng ngừa, biến thể khác nhau nên việc so sánh kết quả thí nghiệm lâm sàng không thể đưa ra chính xác loại vắc xin tốt nhất.
Do đó để xác định được vaccine nào tốt nhất hiện nay cần căn cứ theo theo kết quả của thí nghiệm lâm sàng và chờ đợi vào kết quả thực tế. Để đánh giá được vaccine nào tốt nhất hiện nay là điều rất khó để việc phòng bệnh đem lại kết quả cao, mọi người cần phải tiêm chủng kịp thời để ngăn chặn sự lây lan, nhiễm bệnh và biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Bởi vì, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.
Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết ở trên đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho thắc mắc Vaccine nào tốt nhất?. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.