Để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus gây bệnh sởi thì việc tiêm vắc xin sở là phương pháp hữu hiệu. Vậy vắc xin sởi có những loại nào? Những phản ứng có thể gặp phải khi tiêm vắc xin sởi?
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về bệnh sởi
Sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và có thể lây lan qua đường hô hấp, ho, nói chuyện, hắt hơi… Các virus gây ra bệnh sởi sẽ sống và phát triển trong dịch tiết hô hấp của người bệnh và có thể trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho mọi người và toàn cộng đồng.
Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
Nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi lên đến 90%. Ở những người trưởng thành bệnh sởi xuất hiện với các triệu chứng nhẹ nhưng nếu người có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ nhỏ nếu không điều trị sớm có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Theo đó việc tiêm phòng vắc xin sởi sẽ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh sởi một cách hiệu quả nhất.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ngay khi tiêm mũi đầu tiên đã có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi từ 80 – 85% và đạt hiệu quả lên đến trên 95% nếu tiêm đủ mũi 2. Trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên thực hiện tiêm mũi đầu tiên và hoàn thành mũi nhắc lại trước 24 tháng tuổi.
Bệnh sởi có mức độ lây lan nhanh và nguy cơ bùng dịch lớn, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam cũng triển khai việc tiêm phòng vắc xin cho cộng đồng và trẻ nhỏ.
Các loại vắc xin sởi
Thực tế trên thị trường hiện nay đang có các loại vắc xin là đơn giá và vắc xin sởi phối hợp. Cụ thể như:
Vắc xin sởi đơn giá
Vắc xin sởi đơn giá có trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí của Bộ Y tế Việt Nam. Điều này giúp trẻ em có miễn dịch kháng bệnh sởi tốt hơn. Để việc kháng bệnh được hiệu quả hơn trẻ em cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, trong đó mũi đầu tiên tiêm vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vào 18 tháng tuổi. Khi tiêm nhắc lại trẻ sẽ được tiêm kết hợp phòng với rubella.
Vắc xin sởi kết hợp
Vắc xin kết hợp sởi – rubella được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Sự kết hợp này nhằm giảm mũi tiêm cho trẻ ít đi nhưng vẫn tạo đầy đủ hệ miễn dịch để chủ động phòng bệnh. Loại vắc xin kết hợp này giảm độc lực, hiệu quả bảo vệ trẻ trên 95% khả năng lây nhiễm bệnh sởi, rubella.
Các yếu tố khác như thời điểm tiêm, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, loại vắc xin, khả năng miễn dịch… còn có ảnh hưởng đến hiệu quả kháng bệnh sau khi tiêm vắc xin sởi – rubella.
Với vắc xin kết hợp sởi – rubella khác với việc tiêm vắc xin sởi đơn trẻ cần tiêm mũi kết hợp trong độ tuổi từ 1 – 14 tuổi để tạo được hàng rào miễn dịch song song. Có nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc tiêm vắc xin sớm cho trẻ sẽ giúp tạo hệ miễn dịch sớm và phòng tránh các tác nhân gây ra bệnh.
Vắc xin sởi – quai bị – rubella
Đây là loại vắc xin giúp tạo hệ miễn dịch đồng thời 3 bệnh truyền nhiễm là sởi, rubella, quai bị.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ cần tiêm đủ 2 mũi trong đó trẻ 12 – 15 tháng tuổi tiêm mũi 1 và từ 4 – 6 tuổi tiêm mũi thứ 2. Thời gian tiêm mũi thứ 2 nhắc lại có thể sớm hơn nếu đang có dịch hoặc ở mũi tiêm đầu tiên trẻ không đáp ứng miễn dịch tốt.
Việc tiêm phòng vắc xin sởi đơn hoặc kết hợp cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng hoặc chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm.
>> Xem thêm: 8 loại vacxin được sử dụng phổ biến hiện nay
Các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin sởi
Sau khi tiêm trẻ em có thể mắc phải một số các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó cần lưu ý. Cụ thể một số phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin sởi như:
- Tại vị trí tiêm sẽ có cảm giác đau nhẹ, tuy nhiên triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày.
- Sau khi tiêm từ 1 – 2 ngày có triệu chứng sốt nhẹ.
- Xuất hiện triệu chứng phát ban và tình trạng kéo dài trong khoảng 2 ngày.
- Mắc viêm não với tỉ lệ 1/1 triệu.
- Có triệu chứng viêm tuyến mang tai và kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Có các dấu hiệu đau cơ, đau khớp.
- Bề mặt da nổi mề đay.
- Co thắt khí phế quản.
Ngoài ra sẽ có một số các trường hợp gặp phải phản ứng nặng nề hơn như sốc phản vệ, phản ứng của hệ thần kinh trung ương, giảm tiểu cầu… Phụ huynh cần lưu ý trong quá trình trẻ tiêm vắc xin nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần theo dõi và báo cho bác sĩ y khoa sớm để được xử lý kịp thời.
Lưu ý khi tiêm chủng vắc xin sởi
Việc tiêm phòng vắc xin sởi giữ vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tạo nền tảng đề kháng để chống lại bệnh khi nhiễm các virus gây ra bệnh. Tuy vậy khi tiêm vắc xin cha mẹ cũng cần lưu ý hoãn tiêm khi trẻ đang mắc một số các vấn đề về sức khỏe như:
- Thân nhiệt trẻ thấp dưới 35,5 độ C hoặc đang bị sốt cao trên 37.5 độ C.
- Đang mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh cấp tính.
- Trẻ bị thiếu máu nắng, mắc bạch cầu cấp hoặc các bệnh về máu nghiêm trọng khác.
- Thời gian trẻ đang điều trị hoặc kết thúc điều trị với corticoid dưới 2 tuần, miễn dịch cơ thể còn chưa hồi phục, yếu nên chưa được tiêm.
- Trong 3 tháng gần đây trẻ vừa truyền máu hoặc huyết tương hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn dịch.
Hy vọng thông tin về vắc xin sởi ở trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc và phụ huynh có thêm nhiều kiến thức trong việc tiêm phòng ngừa cho con trẻ. Hãy đến trực tiếp các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn liều tiêm đúng đem lại hiệu quả cao nhất.