Chỉ số BMI giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không ? Chỉ số BMI là gì? Khi biết được chỉ số bmi của bản thân, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số BMI nhé!
Tóm tắt nội dung
Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng, là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho cả nam và nữ trưởng thành.
Các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng BMI để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không.
Chỉ số BMI chỉ có một nhược điểm duy nhất là không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Cách đo chỉ số BMI chuẩn nhất
Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức như sau:
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó:
- BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
- H là chiều cao (m)
- W là cân nặng (kg)

Một người có chỉ số BMI bình thường dao động trong khoảng 18,5 – 24,9, con số này cho thấy bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng.
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO), dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO):
Đối với trẻ em, thiếu niên: (từ 2 – 20tuổi):
Bạn có thể tính chỉ số BMI cho trẻ em và thanh thiếu niên đối chiếu với bảng dưới đây:
Đối với người trưởng thành >20 tuổi:
Phân loại | WHO BMI (w/h²) | IDI&WPRO BMI (w/h²) |
Gầy độ III | < 16 | < 16 |
Gầy độ II | 16 – 16,9 | 16 – 16,9 |
Gầy độ I | 17 – 18,5 | 17 – 18,4 |
Bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | 30 – 34,9 |
Béo phì độ III | >= 40 | >= 35 |
Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn:
- Lượng calo dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, bổ sung quá nhiều calo sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.
- Tuổi cao sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.
- Yếu tố về gen như bị rối loạn di truyền, dẫn đến béo phì.
- Quá trình mang thai mẹ bầu thường sẽ tăng cân. Sau khi sinh người phụ nữ thường không thể giảm cân về mức bình thường như trước khi mang thai.
Ngoài các yếu tố về cơ địa hay thai kỳ, bạn có thể chủ động kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày để mức BMI đạt chuẩn.
**** Tham khảo thêm: Những cẩn trọng khi xét nghiệm alpha fetoprotein bạn nên biết
Tác hại khi chỉ số BMI quá cao
Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh. Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì như:
- Bệnh về khớp
- Vô sinh
- Bệnh tim mạch
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh về túi mật
- Nguy cơ gây ra một số loại ung thư, ngoài ra béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ
Lưu ý:
Vận động viên hoặc những người thường xuyên luyện tập thể thao thì cơ thể của họ các múi cơ sẽ luôn nặng hơn mỡ, vì thế sẽ làm cho chỉ số khối đo được sẽ không hoàn toàn chính xác. Lúc này chỉ số BMI của họ sẽ luôn nằm ở mức béo hoặc rất béo.
Tương tự như trên chỉ số BMI có thể sẽ không chính xác đối với những bà bầu, với những người đang cho con bú hoặc đối với những người mới ốm dậy.
Khi đã biết cách tính chỉ số BMI cũng như ý nghĩa của chỉ số này thì bạn hãy thử tính toán với chính cơ thể mình, để nắm rõ tình hình thể trạng của bản thân nhằm có sự điều chỉnh về dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện phù hợp.