Chỉ số RDW là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến chỉ số RDW trong máu thì hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
1. Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, đây là một xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu được thực hiện với mục đích tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
2. Chỉ số RDW là gì?
RDW là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Red cell Distribution With, có nghĩa là độ phân bố hồng cầu. Xét nghiệm RDW là xét nghiệm thực hiện kiểm tra sự thay đổi của kích thước và hình dạng các tế bào hồng cầu.
Chỉ số RDW có giá trị bình thường nằm trong khoảng 9 – 15%. Chỉ số này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều.
Chỉ số RDW là gì? Ý nghĩa của chỉ số RDW trong máu
3. Ý nghĩa của chỉ số RDW trong máu là gì?
Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số RDW và MCV để có thể chẩn đoán các bệnh lý hiệu quả. Chỉ số MCV nghĩa là thể tích trung bình hồng cầu. MCV thường từ 80 – 96 fL.
RDW bình thường kết hợp:
- MCV tăng: Tình trạng này thường gặp trong các trường hợp thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu.
- MCV bình thường: Tình trạng thiếu máu thường gặp ở các bệnh mãn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
- MCV giảm: Thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh Thalassemia dị hợp tử.
RDW tăng kết hợp:
- MCV tăng: Thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympo mạn.
- MCV bình thường: Nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
- MCV giảm: Do thiếu sắt, sự phân mảng hồng cầu, bệnh HbH, thalassemia.
4. Những ai cần xét nghiệm RDW?
Khi tiến hành xét nghiệm RDW, bệnh nhân sẽ được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và kiểm tra định kỳ. Nếu bạn nằm trong số những trường hợp sau thì cần phải tiến hành xét nghiệm RDW:
- Các bệnh nhân mắc triệu chứng thiếu máu, thường xuyên có hiện tượng chóng mặt, da xanh xao và chân tay lạnh.
- Những người có tiền sử trong gia đình mắc bệnh thalassemia, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và các rối loạn máu liên quan đến di truyền khác.
- Người mắc bệnh mãn tính Crohn.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS;
- Những người có chế độ ăn uống thiếu sắt và các khoáng chất cho cơ thể.
- Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng dài ngày.
- Người bị mất máu nhiều.
Chỉ số RDW là gì? Ý nghĩa của chỉ số RDW trong máu
➤ Xem thêm: MCHC là gì? Ý nghĩa của chỉ số MCHC trong máu
5. Quy trình xét nghiệm RDW trong máu
Xét nghiệm máu là phương pháp rất phổ biến khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu cũng có thể được bác sĩ chỉ định trước khi trải qua một số thủ thuật y tế nhất định để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Khi phân tích kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ biết được chỉ số RDW của bạn hiện tại đang ở mức bình thường, cao hay thấp hơn so với mức bình thường. Từ đó sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán cũng như biện pháp điều trị tốt nhất. Quá trình lấy máu xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của bệnh nhân được thực hiện theo các trình tự như sau:
– Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ dùng một cây kim nhỏ để lấy máu từ cánh tay bệnh nhân. Lượng máu được lấy chỉ cần vừa đủ để làm xét nghiệm.
– Sau đó, mẫu máu này được gửi đến phòng xét nghiệm, tại đây, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra kích thước và thể tích của tế bào máu đó.
– Sau một khoảng thời gian từ 60-90 phút, dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu, trong đó có RDW, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bạn và phương pháp điều trị tốt nhất.
6. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra một số bệnh và tình trạng nhất định. Chúng cũng giúp kiểm tra chức năng của các cơ quan và hiển thị hiệu quả của các phương pháp điều trị. Khi xét nghiệm máu nói chung hay xét nghiệm máu nhằm đánh giá chỉ số RDW. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu. Nếu như bạn có uống thuốc thì cần phải thông báo cho bác sĩ biết để có hướng tư vấn phù hợp. Vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
– Nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng đối với các xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật… để cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, trong một số xét nghiệm khác như xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm HIV… thì không yêu cầu bệnh nhân phải nhịn đói trước khi tiến hành làm xét nghiệm.
– Thời điểm xét nghiệm tốt nhất là buổi sáng khi người bệnh chưa ăn gì.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… trước khi xét nghiệm máu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được chỉ số RDW là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số RDW trong máu ra sao.