Chỉ số apgar là gì? Ý nghĩa của chỉ số apgar đối với trẻ sơ sinh

Chỉ số apgar là gì và có ý nghĩa như thế nào khi đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Chỉ số apgar là gì?

Chỉ số apgar là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện lặp đi lặp lại để đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh ngay sau sinh. Chỉ số này được một nữ bác sĩ gây mê người Mỹ là Virginia Apgar phát minh vào năm 1952.

Chỉ số apgar ở trẻ sơ sinh chính là bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên mà bé thực hiện sau khi chào đời nhằm đánh giá tổng quát sức khỏe của con. Chỉ số này được thực hiện với mục đích đánh giá sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh ngay khi chào đời. Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị cần phải thực hiện ngay lập tức và trong tương lai.

chỉ số apgarChỉ số apgar chính là bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên ở trẻ sơ sinh

Chỉ số apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản với thang điểm từ 0 đến 2 cho mỗi tiêu chuẩn với 10 là điểm cao nhất. Các điểm này sau đó được cộng lại, do đó chỉ số Apgar được tính từ 0 đến 10 điểm. Các yếu tố đó là:

  • Biểu hiện bên ngoài (màu sắc da);
  • Mạch (nhịp tim);
  • Đáp ứng nhăn mặt (y khoa gọi là “phản xạ kích thích”);
  • Hoạt động và trương lực cơ;
  • Hô hấp (nhịp thở và gắng sức).

2. Những tiêu chí đánh giá của chỉ số apgar đối với trẻ sơ sinh

Với mỗi tiêu chí sẽ được đưa ra thang điểm 0,1 hoặc 2. Ví dụ với yếu tố cử động chân tay:

  • Không cử động (0);
  • Cử động một chút ở chân và tay (1);
  • Cử động tốt (2).

chỉ số apgar

Chỉ số apgar được đánh giá thông qua 5 tiêu chuẩn đơn giản

Tương tự với 4 tiêu chí còn lại được đánh giá theo thang điểm như trong bảng trên. Thông thường, các nhân viên hộ sinh sẽ thử nghiệm Apgar hai lần cho trẻ: một lần vào lúc mới sinh và một lần sau đó 5 phút. Trong một số trường hợp, nếu có những vấn đề khá nguy hiểm cho trẻ thì thử nghiệm được làm thêm một lần nữa vào phút thứ 10 sau sinh.

Xem thêm: Enterogermina uống trước hay sau ăn hiệu quả hơn?

3. Xếp hạng chỉ số Apgar trẻ sơ sinh

Để tiến hành bài kiểm tra cho bé, các bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ tiến hành đo 5 chỉ số apgar và cho điểm theo thang từ 0 đến 2, tổng điểm lý tưởng của cả 5 chỉ số là 10. Những em bé khỏe mạnh sẽ có chỉ số apgar trên 7 ở lần thử đầu tiên. Đối với những trẻ có chỉ số thấp từ 4 – 6 cần được hỗ trợ y tế như thở oxy hoặc hút đờm. Còn với những trẻ sơ sinh có chỉ số apgar thấp hơn 4 cần đặt trong tình trạng cấp cứu.

Trong lần đánh giá thứ 2, nếu trẻ có điểm từ 7 đến 10 là bình thường. Nếu điểm số dưới 7, bé sẽ phải tiếp tục được theo dõi và kiểm tra lại mỗi 5 phút trong vòng 20 phút. Điểm apgar thấp hơn điểm bình thường không có nghĩa là bé sẽ gặp vấn đề về sức khỏe lâu dài.

Cụ thể, các tiêu chí đánh giá chỉ số apgar như sau:

Nhịp tim:

0 – Mất nhịp tim

1 – Ít hơn 100 nhịp mỗi phút cho thấy bé không phản ứng nhanh

2 – Hơn 100 nhịp mỗi phút cho thấy bé khỏe mạnh

Hô hấp:

0 – Không thở

1 – Tiếng khóc yếu ớt, không đều hoặc thở hổn hển

2 – Tốt, khóc to

Cử động:

0 – Không

1 – Vài cử động gập ở chân và cánh tay

2 – Gập chân và tay chống lại cử động duỗi

chỉ số apgarChỉ số apgar dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh

Phản xạ kích thích:

0 – Không đáp ứng

1 –  Nhăn mặt, khóc yếu ớt

2 – Khóc hay rụt lại

Màu da:

0 – Toàn bộ cơ thể của bé có màu xanh hoặc nhợt nhạt

1 – Nhợt nhạt ở các chi, thân hồng hào

2 – Không có dấu hiệu nhợt nhạt, toàn thân hồng hào.trẻ sơ sinh

4. Ý nghĩa của chỉ số Apgar đối với trẻ sơ sinh

Những đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt thường có chỉ số apgar trên 7 điểm trong lần thử nghiệm đầu tiên, và điểm gần tuyệt đối ở lần thử thứ 2. Tuy nhiên, chỉ số apgar thấp từ 4 – 6 không có nghĩa là bé không thực sự khỏe mạnh. Những trẻ này cần được vài trợ giúp y khoa đặc biệt như sử dụng máy thở oxy để giúp bé thở hoặc hút đàm nhớt để khơi thông đường hô hấp cho bé. Trong trường hợp bé có chỉ số apgar nhỏ hơn 4 bắt buộc phải được đặt trong tình trạng cấp cứu và cần sự chăm sóc đặc biệt như thở oxy hay thậm chí sử dụng thuốc khi cần thiết.

Ở lần đánh giá thứ 2, khoảng năm phút sau sinh, nếu chỉ số apgar vẫn không lớn hơn 7 thì bé cần được bác sĩ, y tá tiếp tục theo dõi bằng các dụng cụ y khoa cần thiết. Hầu hết các bé có chỉ số apgar thấp đều gặp các vấn đề về tim phổi, nếu như đến lần thử thứ 3 chỉ số apgar vẫn không lớn hơn 7 thì bé cần nằm viện để được chăm sóc và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Cũng có nhiều bé lần thử đầu tiên khá thấp do bé chưa quen với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

Các bậc cha mẹ cần phải biết chỉ số apgar để có thể theo dõi bé, khi thấy trẻ có biểu hiện lạ thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được giúp đỡ. Chỉ số này dù cao hay thấp cũng không hứa hẹn gì về sức khỏe của bé hay trí thông minh của bé khi lớn lên.