Tìm hiểu về vacxin rụt mỏ vịt và biện pháp phòng ngừa

Bệnh rụt mỏ vịt là một loại bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho đàn vịt. Hãy tìm hiểu về biểu hiện, phương pháp điều trị và vacxin rụt mỏ vịt trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Bệnh rụt mỏ vịt là gì?

Bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng tên tiếng Anh của căn bệnh này Derzsy’s, là một bệnh tiêu hóa cấp tính do virus gây nên. Bệnh do chủng Parvovirus gây ra. Có hai chủng virus Parvovirus ngỗng và Parvovirus vịt xiêm hay Parvovirus ngan.

Đây là bệnh truyền nhiễm nên rất dễ lây lan. Đặc biệt ở đàn nhạy cảm thì tỷ lệ chết lên đến 70 – 100% khi nhiễm trùng xảy ra trong 10 ngày tuổi đầu tiên. Ở bệnh rụt mỏ vịt, virus Parvovirus có khả năng lây truyền dọc từ vịt bố mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng và lây truyền ngang từ vịt bệnh sang vịt khỏe thông qua thức ăn nước uống.

Tùy từng độ tuổi mà mức độ của bệnh rụt mỏ là khác nhau. Vịt con và ngỗng con dưới 1 tuần tuổi rất nhạy cảm với bệnh này. Chúng thường nhiễm bệnh ở thể cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Đối với vịt và ngỗng 4 – 5 tuần tuổi mắc bệnh nhẹ hơn với thể bệnh bán cấp tính hoặc mãn tính.

Con đường lây truyền bệnh rụt mỏ vịt

– Lây truyền dọc: Khi vịt mẹ bị nhiễm bệnh sẽ truyền mầm bệnh qua những quả trứng của mình. Từ đó truyền virus qua trứng và gây bệnh cho những con non. Bên cạnh đó, virus có thể bám trên bề mặt vỏ trứng sau đó lây cho vịt con khi chúng vừa nở, đồng thời còn mang mầm bệnh vào trong môi trường ấp trứng.

– Lây truyền ngang: Trong phân của vịt, ngỗng nhiễm bệnh có chứa lượng lớn virus Parvovirus. Khi phân thải ra ra môi trường dẫn đến sự lây lan nhanh chóng. Bệnh lây nhiễm từ thức ăn, nước uống đến vịt, ngỗng khỏe mạnh. Các con vịt, ngỗng có thể tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp thông qua con đường phân – miệng.

vacxin rụt mỏ vịtTìm hiểu về vacxin rụt mỏ vịt và biện pháp phòng ngừa

Xem thêm: Tìm hiểu căn bệnh và vacxin E Coli cho heo bạn cần biết

Các biểu hiện khi vịt bị rụt mỏ

Các biểu hiệu khác nhau của bệnh tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Cụ thể:

Với thể cấp tính

Thường xảy ra khi vịt từ 0 – 7 ngày tuổi. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh bao gồm các biểu hiện như vịt bỏ ăn, chỉ uống nước, tiêu chảy, viêm ruột, chảy nhiều nước mắt và nước mũi, bị liệt chân, suy nhược.

Tỷ lệ tử vong cao chỉ trong 2 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Nếu như vịt bị nhiễm virus từ trong lò ấp thì tỷ lệ chết tới 100%. Ở giai đoạn sau 1 tuần tuổi, mặc dù có thể nhiễm bệnh cao nhưng không gây chết nhiều như giai đoạn trước, tỷ lệ chết thường dưới 10%.

Với thể mãn tính

Nếu vịt con sống sót sau khi trải qua giai đoạn cấp tính thì chúng sẽ rơi vào giai đoạn mãn tính. Vịt có dấu hiệu chậm phát triển, kém ăn, uống nhiều nước, chân bị liệt và yếu ớt, dịch từ mũi và nước mắt chảy ra nhiều, mí mắt hay đỏ và sưng, tiêu chảy phân trắng. Phần lông quanh cổ sẽ bị rụng đi và lộ ra lớp da đỏ. Khoang bụng của vịt chứa nhiều dịch tiết khiến chúng khó chịu và đứng trong tư thế thẳng đứng.

Các bệnh tích của bệnh rụt mỏ vịt

– Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lâm sàng ngắn, thường có các bệnh tích như cơ tim nhợt nhạt và đỉnh tim tròn; gan, lá lách, thận, tuyến tụy bị sưng và tắc nghẽn.

– Bán cấp tính và mãn tính: Biểu hiện lâm sàng kéo dài hơn, các bệnh tích thường thấy gồm viêm màng ngoài gan, viêm màng ngoài tim và cơ tim mềm nhão. Bên cạnh đó bị sưng và tắc nghẽn gan, phù phổi, viêm lách và tuyến tụy, xoang bụng bị ứ huyết thanh và viêm ruột.

Phương pháp điều trị bệnh rụt mỏ vịt

Hiện nay, bệnh rụt mỏ trên vịt ngỗng chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cần cấp kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Sử dụng loại thuốc kháng khuẩn Bio-Amcoli Plus hoặc Bio Tylodox Plus hay thuốc Bio-Enro C. Ngoài ra, tăng sức đề kháng cho vật nuôi bằng việc cấp vitamin và men vi sinh, nhờ đó có thể làm giảm thiệt hại do bệnh rụt mỏ gây ra.

vacxin rụt mỏ vịtTìm hiểu về vacxin rụt mỏ vịt và biện pháp phòng ngừa

Xem thêm: Vacxin OPV1 là gì? Những điều cần biết về vacxin bại liệt

Vacxin rụt mỏ vịt Derzsy’s Live

Vì chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm vacxin rụt mỏ vịt là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay, trên thị trường có loại vacxin rụt mỏ vịt Derzsy’s Live với thành phần mỗi liều có chứa ít nhất 103,5 EID50 virus nhược độc Parvo vịt chủng DPV/2018 và chất bổ trợ đông khô.

Công dụng của vacxin là tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Parvovirus của vịt, ngan, ngỗng. Vacxin kích thích tạo miễn dịch chủ động sau 12 ngày chống lại Virus Parvo type G gây bệnh còi cọc, ngắn mỏ, rụt mỏ ở vịt, ngan, ngỗng

Các biện pháp phòng ngừa bệnh rụt mỏ vịt

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh rụt mỏ vịt như sau:

– Khi vịt được 1 ngày tuổi tiêm 0,1ml/ con với thuốc Ceptiofur. Những ngày sau đó pha thuốc Bio-Tetra Colivit với liều 1g/ lít nước. Trong 5 ngày, cho vịt uống liên tục để phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa.

– Tiêm ngừa vacxin rụt mỏ vịt nhược độc để phòng bệnh. Các nghiên cứu cho thấy chỉ có loại vacxin có chứa cả parvovirus ngỗng và vịt xiêm mới có khả năng bảo vệ đầy đủ để chống lại bệnh.

– Sát trùng chuồng nuôi, trại ấp, máy ấp trứng thật kỹ lưỡng với một trong các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như Biodine, Biosept, Bioxide hoặc Bio-Guard.

– Khi thời tiết thay đổi cần cấp thuốc cho vịt để tăng sức đề kháng như Bio-Tilodox Plus, Bio Amcoli Plus hoặc Bio-Enro C. Đồng thời cấp thêm vitamin A, D, E, C và mỗi đợt khoảng từ 3 – 5 ngày.

Lịch tiêm phòng vacxin cho vịt

Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bà con chăn nuôi thực hiện tiêm phòng các loại bệnh cho vịt.

Lịch tiêm phòng vacxin cho vịt thịt được khuyến cáo như sau:

– 1 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Viêm gan vịt và vacxin rụt mỏ vịt.

– 1 – 3 ngày tuổi: Tiêm kháng thể/ vacxin phòng E.coli (bệnh viêm rốn, tiêu chảy).

– 7 ngày tuổi: Tiêm vacxin Tembusu (hội chứng giảm đẻ & lật ngửa do Tembusu virus).

– 10 ngày tuổi: Tiêm vacxin Dịch tả vịt (mũi 1).

– 12 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm (lần 1).

– 13 – 15 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng E.coli, thương hàn vịt.

– 21 – 23 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh E.coli, thương hàn và Tụ huyết trùng.

– 35 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Tembusu (hội chứng giảm đẻ) (lần 2).

– 38 – 40 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng dịch tả vịt (lần 2).

– 45 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng cúm gia cầm (lần 2).

Lịch tiêm phòng vacxin cho vịt đẻ được khuyến cáo như sau:

– 1 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Viêm gan vịt và vacxin Rụt mỏ vịt.

– 1 – 3 ngày tuổi: Tiêm kháng thể/Vaccine phòng E.coli (bệnh viêm rốn, tiêu chảy).

– 10 ngày tuổi: Tiêm vacxin Dịch tả vịt (mũi 1) + Tembusu (hội chứng giảm đẻ & lật ngửa do Tembusu virus).

– 11 – 13 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng E.coli, thương hàn vịt.

– 15 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm (lần 1).

– 21 – 23 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh E.coli, thương hàn và Tụ huyết trùng.

– 35 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Tembusu (hội chứng giảm đẻ).

– 40 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng dịch tả vịt (lần 2).

– 45 ngày tuổi: Tiêm vacxin  phòng cúm gia cầm (lần 2).

– 50 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng viêm gan vịt ( trước khi cho vịt giống ấp nở).

– 180 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng bệnh Dịch tả vịt + Tembusu (Hội chứng giảm đẻ).

– 190 ngày tuổi: Tiêm vacxin phòng Cúm gia cầm lần 3.

Đối với vịt, ngan đẻ nên tiêm lại các loại vaccine sau 6 tháng & trước khi cho phối giống, ấp nở.