Tiêm phòng lao là gì? Tiêm lao cho trẻ sơ sinh có sốt không?

Tiêm lao cho trẻ sơ sinh là cách giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm, hạn chế các ảnh hưởng đến phổi. Vậy khi tiêm lao cho trẻ sơ sinh có sốt không? Các tác dụng phụ sau khi tiêm lao như thế nào? Lưu ý gì khi tiêm phòng lao cho trẻ? 

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu về tiêm phòng lao

Bộ Y Tế có hướng dẫn về việc tiêm phòng lao cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao, tốt nhất nên tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu tiên để cô lập trực khuẩn lao tấn công cơ thể non nớt, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.

Bệnh lao do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Trực khuẩn lao này có thể lây truyền qua đường không khí khi hít chung bầu không khí với người mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao cao.

Nếu nhiễm vi khuẩn lao người bệnh dễ gặp các biến chứng về phổi và lây lan sang cơ xương, hệ thần kinh, hạch bạch huyết, tim, màng não và nhiều những cơ quan khác. Trước khi chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh lao trên thế giới thì đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Bởi vì bệnh lao có nguy cơ lây lan rất cao nên tại Việt Nam từ năm 1981 Bộ Y Tế đã đưa ra vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và áp dụng cho trẻ mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện tiêm chủng.

tiem-lao-cho-tre-so-sinh-co-bi-sot-khong1
Trẻ sơ sinh cần được thăm khám sức khỏe trước khi tiến hành tiêm phòng lao

Xem thêm:

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao trẻ em có thể bị sốt, đây cũng là một phản ứng phụ phổ biến. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể do hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần của vắc xin.

Tuy nhiên đây là triệu chứng tạm thời và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Trong trường hợp tình trạng sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng lao

Ngoài triệu chứng sốt khi tiêm vắc xin lao trẻ sơ sinh còn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Sưng, đau và đỏ ở vị trí tiêm: Tác dụng phụ này gặp nhiều sau khi tiêm phòng lao, vùng tiêm sẽ có dấu hiệu sưng, đau, đỏ, tuy nhiên sẽ được cải thiện nhanh chóng sau vài ngày.
  • Nhiễm trùng tại chỗ tiêm: Vùng da tiêm bị đỏ, rát, nóng, xuất hiện mủ nhưng đây là triệu chứng ít xảy ra.
  • Sốt nhẹ: Triệu chứng sốt khá thường gặp sau khi tiêm phòng lao nhưng ít gây ra các vấn đề về sức khỏe, tự khỏi sau khoảng vài ngày.
  • Nổi mẩn: Cơ thể trẻ phản ứng với vắc xin bằng cách phát ban hoặc nổi mẩn bề mặt da.
  • Phản ứng dị ứng: Các triệu chứng phản ứng dị ứng như buồn nôn, đau đầu, phát ban… tuy nhiên phản ứng dị ứng này không thường xuyên xảy ra.

Số lượng trẻ gặp phản ứng nặng sau khi tiêm phòng lao không nhiều nên cha mẹ có thể yên tâm không cần quá lo lắng. Sau khi trẻ tiêm xong cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ nếu phát hiện triệu chứng bất thường cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để xử lý nhanh chóng.

tiem-lao-cho-tre-so-sinh-co-bi-sot-khong2
Sẹo sau khi tiêm vắc xin phòng lao

Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ

Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ em

Theo các chuyên gia khuyến cáo vắc xin phòng lao cần được tiêm càng sớm càng tốt và một số những điều phụ huynh cần lưu ý như:

  • Kiểm tra lịch tiêm phòng của trẻ, đảm bảo sức khỏe trẻ tốt trước khi thực hiện tiêm vắc xin. Ngay sau khi trẻ sinh 24 giờ sẽ được tiêm mũi phòng ngừa bệnh lao nên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sức khỏe của con xem có đáp ứng điều kiện vắc xin hay xuất hiện tác dụng phụ.
  • Tìm hiểu thông tin về vắc xin lao như tác dụng, phản ứng phụ, cách xử lý cho trẻ khi xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm.
  • Nên lựa chọn cơ sở tiêm vắc xin uy tín, chất lượng để đảm bảo tốt nhất an toàn sức khỏe cho trẻ.

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ

Lịch tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao cho trẻ thường được thực hiện vào các thời điểm như:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao ngay khi trẻ mới sinh ra trong vòng 24 giờ. Thông thường việc tiêm vắc xin sẽ được thực hiện tại bệnh viện hay các phòng khám đa khoa, trung tâm tiêm chủng.
  • Trường hợp trẻ không tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh có thể tiêm sau đó trong vòng 1 tuần hoặc đến 3 tháng tuổi. Nhưng lúc này hiệu quả vắc xin không cao như với việc tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Trường hợp trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe để tiêm phòng lao trong 1 tháng đầu đời thì có thể tiêm khi sức khỏe ổn định hơn. Nhưng nếu trẻ đã nhiễm khuẩn lao việc tiêm vắc xin là điều không cần thiết.

Lưu ý rằng vắc xin phòng ngừa bệnh lao chỉ có tác dụng trong phòng ngừa tình trạng lao phổi còn các trường hợp bệnh lý khác về lao như lao xương khớp, lao hạch thì không có tác dụng. Bởi vậy những người đã thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc phòng ngừa các bệnh lao khác như tiêm vắc xin phòng bệnh lao kết hợp, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao.

Trên đây là những thông tin giải đáp: Tiêm lao cho trẻ sơ sinh có sốt không?. Hy vọng từ đó các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ một cách toàn diện bằng cách cho bé đi tiêm đầy đủ theo đúng lịch.