Chi tiết lịch tiêm uốn ván cho bà bầu cần nhớ

Bà bầu tiêm uốn ván là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Vì sao bà bầu cần tiêm uốn ván? Chi tiết lịch tiêm uốn ván cho bà bầu? Lưu ý gì khi tiêm vắc xin uốn ván?… Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin giải đáp thắc mắc ở trên.

Tóm tắt nội dung

Vì sao bà bầu cần tiêm uốn ván?

Uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính và có tỷ lệ tử vong rất cao do độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani và khả năng gây hại rất cao. Loại trực khuẩn này tồn tại ở khắp mọi nơi và có khả năng sinh sôi, tồn tại mạnh, ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài vẫn không tieu diệt được.

Theo thống kê tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván là trên 90%, trẻ sơ sinh mắc bệnh tử vong lên đến 95%. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván là những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh khi cắt rốn.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván là tiêm trước phơi nhiễm, tạo ra kháng thể cho mẹ bầu hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh khi chuyển dạ, bên cạnh đó có thể truyền kháng thể từ mẹ sang cơ thể của trẻ, tránh tình trạng bị nhiễm uốn ván khi cắt dây rốn.

Có thể thấy rằng việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng, để bảo vệ thai kỳ tránh được các tác nhân gây hại từ bên ngoài, ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ.

lich-tiem-uon-van-cho-ba-bau2
Tiêm uốn ván là điều cần thiết cho mẹ bầu

Xem thêm:

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu cần được thực hiện theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, cơ sở y tế.

Hiện nay phổ biến các loại vắc xin giúp phòng ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Vắc xin Adacel (Canada): Đây là loại vắc xin có sự kết hợp của 3 thành phần giải độc tố uốn ván, giải độc tố bạch hầu liều thấp và ho gà.
  • Vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván Boostrix (Bỉ): Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển từ tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học.
  • Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 35 tuổi dù là đang có thai hay không có thai đều cần tiêm ngừa uốn ván nhằm tạo kháng thể, giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh đều được bảo vệ tốt.

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần được tiêm đủ 5 mũi, còn đối với phụ nữ mang thai lần đầu là 2 mũi cơ bản. Cụ thể lịch tiêm như:

  • Mũi 1: Thực hiện tiêm sớm khi mang thai lần đầu hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở nhưng chưa tiêm liều vắc xin uốn ván nào;
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng, tuy nhiên cần tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 khoảng 2 tháng hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 4: Tiêm sau mũi 3 khoảng 1 năm hoặc trong lần mang thai sau;
  • Mũi 5: Tiêm sau mũi 4 khoảng 1 năm hoặc trong lần mang thai sau;

Đối với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi:

  • Lần 1: Thực hiện tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Thực hiện tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
  • Lần 3: Thực hiện tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Đối với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa những thành phần cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại sẽ tiêm theo lộ trình:

  • Lần 1: Thực hiện tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Thực hiện tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu trước đó chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa thực hiện đủ 3 mũi cơ bản hay không nhớ rõ tiền sử tiêm vắc xin sẽ cần thực hiện tiêm 2 mũi theo lịch như:

Mũi tiêm 1: Thực hiện tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.

Mũi tiêm 2: Thực hiện tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Trường hợp các phụ nữ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván và mang thai ở lần tiếp theo với thời điểm mũi cuối trước 10 năm sẽ không cần phải tiêm phòng uốn ván nhắc lại. Nhưng nếu thời gian tiêm phòng đã quá 10 năm nên thực hiện tiêm nhắc lại 2 mũi uốn ván.

Trường hợp thai kỳ trước mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván cách không quá 10 năm cần tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại khi thai nhi được 20 tuần trở đi.

lich-tiem-uon-van-cho-ba-bau
Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván đúng lịch

Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

Lịch tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu khá nhiều mũi tiêm nên để đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể mẹ bầu cần sắp xếp thời gian tiêm đủ mũi, đặc biệt lưu ý một số điều như:

  • Sau khi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu có thể gặp phải các phản ứng tại chỗ như sưng, đau ở vị trí tiêm, sốt… Những tác dụng phụ này sẽ không quá nghiêm trọng và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp bị phản ứng quá mức mẹ bầu hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được xử lý và điều trị đúng cách.
  • Phụ nữ mang bầu được Bộ Y tế chỉ định tiêm vắc phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất từ tuần thai 27 – 36 tuần, tiêm kết hợp cùng vắc xin phòng ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván nhằm phòng ngừa ho gà sớm cho trẻ sơ sinh. Đối với các trường hợp gia đình có vật nuôi chó, mèo, khỉ và bị các con vật cắn mẹ bầu cần tiêm phòng dại theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin chi tiết về lịch tiêm uốn ván cho bà bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu, chị em phụ nữ để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.