Ngành Dược là gì? Theo học Dược ra trường làm gì? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ khi có ý định theo đuổi ngành Dược. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về ngành học này.
Tóm tắt nội dung
1. Tìm hiểu ngành Dược là gì?
Ngành Dược tiếng Anh là Pharmaceutical Industry, đây là một môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính bao gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, phân phối thuốc…
Hiện nay, ngành Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông, phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Do đó, ngành Dược có đóng góp trực tiếp vào hoạt động chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
Tại các trường đại học, cao đẳng, đây là một ngành học liên quan đến thuốc hay dược liệu. Ngành Dược học chuyên đào tạo ra những Dược sĩ, có khả năng chuyên môn như sản xuất và quản lý thuốc, quản lý và sử dụng thuốc, phân phối thuốc đến tay người bệnh.
Sinh viên theo học ngành này sẽ có kiến thức khoa học chuyên sâu về Dược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, cách bào chế thuốc cách phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng…
Ngành Dược là gì? Cơ hội việc làm của ngành Dược
2. Ngành Dược xét tuyển khối nào?
Trước đây, các ngành y dược nói chung đều xét tuyển 3 môn Toán – Hóa – Sinh của khối B. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có nhiều đổi mới trong phương thức tuyển sinh, do đó có nhiều tổ hợp môn xét tuyển mới ra đời. Với sự thay đổi này, các thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường cũng như xác định học ngành Dược thi khối gì để có cơ hội trúng tuyển cao.
Theo quy định, tối đa mỗi trường được xét tuyển 4 tổ hợp xét tuyển cho mỗi ngành học. Thông thường các trường chỉ xét tuyển bằng 1 – 2 tổ hợp môn. Những cũng có một số trường đã xét tuyển thêm các tổ hợp mới để mở rộng cơ hội học tập cho các thí sinh học các khối khác nhau. Cụ thể, ngành Dược xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Hóa – Lý
- B00: Toán – Sinh – Hóa
- C08: Văn – Hóa – Sinh
- D07: Toán – Anh – Hóa
Dựa vào những tổ hợp môn này, các trường đại học áp dụng xét tuyển đầu vào bằng các phương thức khác nhau tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được áp dụng tại tất cả các trường.
Đối với hệ cao đẳng, ngoài xét tuyển bằng các môn thuộc tổ hợp môn trên, các thí sinh có thể dùng học bạ THPT để xét tuyển. Thông thường, để theo học ngành Dược tại các trường cao đẳng, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, không vi phạm pháp luật và có đủ điều kiện tài chính, có đủ sức khỏe học tập là đã có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường. Bởi hiện nay có nhiều trường cao đẳng không áp dụng điểm chuẩn để xét tuyển, điều làm giúp giảm gánh nặng điểm số và áp lực thi cử cũng như tạo điều kiện học tập rộng mở đến nhiều thí sinh.
Ngành Dược là gì? Cơ hội việc làm của ngành Dược
3. Học Dược ra trường làm gì?
Khi nhắc tới ngành Dược, có nhiều người vẫn nghĩ rằng sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ trở thành nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành Dược học đang ngày càng được mở rộng, tham gia vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Vậy học Dược ra làm gì? Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí với những công việc khác nhau và tùy thuộc vào năng lực cũng như trình độ của mỗi người. Với một số công việc cụ thể như sau:
- Làm việc tại bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của thuốc, đồng thời tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đúng liều dùng chỉ định.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất dược phẩm: Tại đây, các bạn sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, các công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu…
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng… trên thị trường để kịp thời ngăn chặn.
- Kinh doanh thuốc: Sau khi tốt nghiệp ngành Dược học, các bạn có thể tự mở quầy thuốc, cửa hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
- Giảng dạy kiến thức về y dược: Nếu có năng lực và kỹ năng sư phạm và trình độ chuyên môn thì bạn có thể công tác, giảng dạy trực tiếp và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dược.
- Quản lý Nhà nước về Dược: Các Dược sĩ có cơ hội đảm nhận công việc quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược từ các tuyến Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo… của Bộ Y tế cho đến cấp địa phương.
Như vậy, công việc của ngành Dược rất đa dạng chứ không chỉ bó hẹp trong không gian quầy thuốc như mọi người vẫn thường nghĩ. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi người mà sẽ đảm nhận các công việc khác nhau.
Tổng hợp