Tiêm uốn ván phòng bệnh gì? Đối tượng nào nên tiêm uốn ván?

Vắc-xin uốn ván thường được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, đồng thời cũng được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, người bị vết thương hở. Vậy tiêm uốn ván phòng bệnh gì, những ai nên tiêm vắc-xin uốn ván?

Tóm tắt nội dung

Tiêm uốn ván phòng bệnh gì?

Tiêm phòng uốn ván là một phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa căn bệnh uốn ván, một loại nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, dẫn đến tình trạng co cứng cơ nghiêm trọng và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bị uốn ván bệnh nhân thường có biểu hiện khóa hàm (không thể mở miệng), khó nuốt, co cứng cơ mặt gây ra nụ cười nhăn nhó đặc trưng. Khác với nhiều bệnh nhiễm trùng khác, sau khi mắc uốn ván, cơ thể không tự tạo được miễn dịch.

tiem-uon-van-1
Uốn ván là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao

Xem thêm: Đối tượng nào nên tiêm Rubella?

Vi khuẩn Clostridium tetani tồn tại trong môi trường, có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sản sinh độc tố gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn đến co cứng cơ nguy hiểm. Tiêm uốn ván để giảm nguy cơ biến chứng gây khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt cơ và tử vong. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ.

Những ai nên tiêm vắc-xin uốn ván?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

TheocChương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DTP) để phòng ngừa ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Lịch tiêm cụ thể:

  • Mũi 1: Khi trẻ được 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: Khi trẻ được 3 tháng tuổi
  • Mũi 3: Khi trẻ được 4 tháng tuổi
  • Mũi nhắc lại: Khi trẻ được 18 tháng tuổi

Phụ nữ mang thai

Việc tiêm vắc-xin uốn ván cho thai phụ có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa uốn ván sơ sinh có thể gây co cứng cơ, khó thở và tử vong ở trẻ sơ sinh. Lợi ích của việc tiêm vắc-xin uốn ván khi mang thai là ngăn ngừa nguy cơ nhiễm uốn ván từ các vết thương hở trong thai kỳ và sau sinh. Trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, do đó kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời.

Lịch tiêm vắc-xin uốn ván cho thai phụ đối với phụ nữ mang thai lần đầu:

  • Mũi 1: Tiêm từ tuần thứ 22 của thai kỳ trở đi.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.

Lịch tiêm vắc-xin uốn ván cho phụ nữ đã từng tiêm vắc-xin uốn ván trước đó nếu đã tiêm đủ 2 mũi trước đó, có thể chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại trong thai kỳ để đảm bảo miễn dịch.

tiem-uon-van-2
Phụ nữ có thai nên tiêm vắc-xin uốn ván để phòng ngừa uốn ván sơ sinh cho em bé

Người có nguy cơ bị nhiễm trùng từ vết thương hở

Những người có nguy cơ cao tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván cần tiêm nhắc lại định kỳ để duy trì miễn dịch như lao động ngoài trời, làm vườn, xây dựng, hoặc những ai bị vết thương hở nghiêm trọng cần tiêm nhắc lại nếu đã lâu không tiêm.

Mong rằng bài viết tiêm uốn ván giúp phòng bệnh gì, ai cần tiêm vắc-xin uốn ván của bungkhoe.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về loại vắc-xin này. Từ đó giúp bạn chủ động lên kế hoạch tiêm chủng phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và góp phần phòng bệnh trong cộng đồng.