Tiêm phòng HPV là một trong những biện pháp hiệu quả để chủ động phòng ngừa ung thu cổ tư cung. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn đang tìm hiểu đã quan hệ rooig có tiêm HPV được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay nhé!
Tóm tắt nội dung
Thông tin cần biết về virus HPV
Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến ở phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện có hơn 95% các trường hơp ung thư cổ tử cung được phát hiện do virus HPV gây ra.

Vậy virus HPV là gì? Đây là một loại virus gây u nhú cho con người, tuy nhiên có cơ thể khi mắc không hề có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc da tiếp da, hầu họng hoặc hậu môn của người mang virus HPV. Bên cạnh đó virus HPV có thể lây truyền qua các vật dụng y tế, kim bấm sinh thiết, đồ lót,… bị nhiễm virus. Ngoài ra HPV có thể lây truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong lúc chuyển dạ và khiến trẻ mắc đa bướu gai đường hô hấp.
Hiện chưa có thuốc đặc trị do virus HPV gây ung thư cổ tử cung và chỉ có tiêm vắc xin là phương pháp hiệu quả để chủ động phòng tránh căn bệnh này.
Tại Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin ngừa HPV được Bộ y tế cấp phép sử dụng:
- Vắc xin Gardasil (Mỹ): phòng 4 chủng virus HPV là 6, 11, 16, 18 và tiêm theo phác đồ 3 mũi 0-1-6 (Mũi 1, Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1; Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1).
- Vắc xin Cervarix (Bỉ): phòng 2 chủng virus HPV 16, 18 và tiêm theo phác đồ 3 mũi 0-1-6 (Mũi 1, Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1, Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1).
Đọc thêm: Nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC?
Đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Hiệu quả phòng ngừa ung thu cổ tử cung tốt nhất là khi người được tiêm chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên khi đã quan hệ rồi các bạn vẫn có thể tiêm HPV, do người bệnh chưa chưa tiếp xúc với các loại virus có trong vắc xin.
Bởi trên thực tế, viruts HPV rất dễ tái nhiễm, nghĩa là sau khi cơ thể đào thải viruts vẫn có khả năng bị nhiễm chúng trở lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ mạnh để ngăn ngừa tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm điều này.
Ngoài ra do HPV có nhiều chủng khác nhau nên các bạn đã từng nhiễm một chủng viruts này vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh sự lây nhiễm từ những chủng HPV khác.
Xem thêm: Chi tiết lịch tiêm uốn ván cho bà bầu cần nhớ
Lưu ý trong quá trình tiêm vắc xin HPV
Sau khi đã tiêm phòng ngừa HPV để đảm bảo hiệu quả và an toàn các bạn nên lưu ý:
- Theo dõi các triệu chứng phản ứng phụ sau tiêm: Thường sẽ có các phản ứng phụ như đau tại vị trí tiêm, sưng, đỏ vài ngày sau tiêm. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như phát ban nặng, khó thở hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác các bạn cần tới cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
- Tiêm vắc xin HPV không đồng nghĩa bạn sẽ không còn nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục. Do vậy hãy tiếp tục duy trì phòng bệnh bằng các biện pháp ngừa thai hiệu quả và bao cao su.
- Vắc xin HPV thường cần tiêm 2 – 3 liều mới có thể đạt được hiệu quả tối đa, nên cần tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ, đảm bảo vắc xin được tiêm đúng thời gian.
- Tiêm vắc xin HPV không thay thế việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, vậy nên cần tiếp tục theo dõi phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên.
Trên đây là chia sẻ giải đáp câu hỏi Đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không mà chúng tôi tổng hợp lai. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn nắm được thông tin bệnh lý ung thư cổ tử cung cũng như việc tiêm HPV phòng bệnh.