Giải đáp thắc mắc: Hai mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm nên cần tiêm phòng ngừa uốn ván, tuy nhiên lịch tiêm uốn ván còn phụ thuộc vào từng đối tượng và tình trạng sức khỏe. Hai mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu? Lưu ý những trường hợp nào nên tiêm uốn ván? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết cho các thắc mắc ở trên về tiêm chủng uốn ván.

Tóm tắt nội dung

Vì sao cần phải tiêm phòng uốn ván?

Vắc xin ngừa uốn ván sẽ giúp giải độc tố uốn ván và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa, điều trị khi mắc bệnh uốn ván. Loại vắc xin uốn ván có hiệu quả cao và an toàn đối với cả phụ nữ mang thai và những người nhiễm HIV.

Đặc biệt đối với những người chưa được tiêm phòng uốn ván khi bị thương thì việc tiêm vắc xin trong vòng 48 giờ đầu tiên là rất quan trọng.

Vắc xin ngừa uốn ván có tác dụng điều trị và ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm của bệnh uốn ván, từ đó giảm tỷ lệ tử vong do uốn ván. Các triệu chứng đau đớn và nguy hiểm do căn bệnh uốn ván gây ra sẽ bị giảm đi nếu tiêm vắc xin đủ liều lượng và đúng thời gian.

hai-mui-tiem-uon-van-cach-nhau-bao-lau1
Tình trạng uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra

Xem thêm:

Hai mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?

Để đảm bảo rằng kháng nguyên có trong cơ thể đủ mạnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, phát độc tố của vi khuẩn gây bệnh cần phải tiêm vắc xin uốn ván theo đúng phác đồ cả về thời gian và liều lượng được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Hai mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu?. Tùy vào từng trường hợp, tình trạng sức khỏe mà sẽ có khoảng cách liều tiêm khác nhau, cụ thể như:

– Đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi – người lớn

Cần hoàn thành đủ 5 mũi tiêm vắc xin uốn ván cơ bản để bảo vệ cơ thể khỏi những nguy cơ nhiễm độc tố uốn ván hiệu quả. Liều lượng 5 mũi tiêm vắc xin uốn ván cũng là liều lượng được Bộ Y tế quy định.

Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ trong 2 tháng tuổi hoặc người lớn có nhu cầu tiêm chủng. Thời gian tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu là 4 tuần. Mũi 3 tiêm sau 6 tháng và mũi 4, mũi 5 tiếp tục thực hiện tiêm sau đó 1 năm.

– Đối với phụ nữ chưa được tiêm phòng uốn ván

Các mẹ nên tránh tiêm 3 tháng đầu thai kỳ vì lúc đó cơ thể mẹ chưa được ổn định, tuy nhiên cần được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.

Theo nhiều chuyên gia Y tế, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng là khi đủ 15 tuần. Mũi 2 nên tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 1 tháng.

– Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2

  • Phụ nữ mang thai lần 2 cách lần 1 dưới 5 năm và trước đó mẹ đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván như vậy chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất khi thai được 24 tuần.
  • Trường hợp thai lần thứ 2 cách lần 1 trên 5 năm và trước đó chỉ tiêm phòng 1 mũi uốn ván khi mang thai lần 1 thì sẽ cần tiêm đủ 2 mũi như ở lần 1.

– Đối với phụ nữ trước đó đã tiêm phòng 5 mũi uốn ván:

  • Thời gian tiêm phòng uốn ván đã quá 10 năm sẽ nên tiêm phòng uốn ván 2 mũi giống như khi mang thai lần 1.
  • Trường hợp thời gian tiêm không quá 10 năm sẽ không cần thực hiện tiêm phòng lại.
hai-mui-tiem-uon-van-cach-nhau-bao-lau2
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm phòng ngừa uốn ván

Phản ứng phụ sau tiêm chủng bạn nên biết 

Sau khi tiêm vắc xin ngừa uốn ván có thể gặp phải một số các tác dụng phụ như sưng đỏ ở vị trí tiêm, đau, sốt. Có một số trường hợp xuất hiện tình trạng sưng hạch bạch huyết ở gần vị trí tiêm. Nhưng sau khoảng 1 vài ngày các triệu chứng sẽ giảm đi và dần dần biến mất.

Có trường hợp gặp phải phản ứng toàn thân, đau cơ, đau khớp, cảm giác ớn lạnh, đau đầu, toát mồ hôi… Sau khi tiêm ngừa uốn ván, tuy nhiên những phản ứng ngày cũng ít xảy ra và không gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh trung ương.

Vắc xin uốn ván là một trong những loại vắc xin đã được kiểm định đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai nên mẹ bầu không cần quá lo lắng sau khi tiêm xong vắc xin ngừa uốn ván mà hãy chú ý theo dõi sức khỏe tại nhà, tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Sau mỗi mũi tiêm chủng người được tiêm cần ở lại cơ sở y tế đó khoảng 30 phút để theo dõi và phát hiện sớm những phản ứng phụ xảy ra. Về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 1 tuần. Trong trường hợp các triệu chứng của tác dụng phụ không thuyên giảm hay biến mất hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa hoặc hỏi bác sĩ để được giải đáp và xử lý kịp thời.

Nên lưu ý gì khi tiêm phòng uốn ván

Để việc tiêm ngừa uốn ván đạt hiệu quả cao nhất, ngoài tiêm đúng thời gian và đủ liều cần chú ý một số điều như:

  • Tất cả những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván cần thực hiện tiêm ngừa bao gồm: Người làm nông, công nhân xây dựng hay công nhân công trường, người dọn dẹp vệ sinh, người suy giảm hệ miễn dịch.
  • Sau khi tiêm phòng uốn ván cần kiêng không sử dụng rượu bia, chất kích thích hay hoạt động mạnh vì như vậy dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc tiêm hoặc làm nhiễm trùng vết thương.
  • Người tiêm có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm như: Sốt nhẹ, đau và sưng tại chỗ tiêm… Ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý đúng cách.
  • Nên mang theo sổ khám thai đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai để các cán bộ y tế theo dõi mũi tiêm căn cứ vào tuần tuổi và số lần mang thai.
  • Phụ nữ mang thai cần tuân thủ theo đúng quy định tiêm phòng uốn ván của Bộ Y tế.

Bài viết đã chia sẻ thông tin: Hai mũi tiêm uốn ván cách nhau bao lâu? Từ đó bạn đọc sẽ nắm được khoảng cách giữa 2 mũi tiêm uốn ván và những lưu ý khi tiêm loại vắc xin này.