Tất cả những điều cần biết khi tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người, đặc biệt với trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Do đó tất cả bà bầu cần được tiêm vacxin uốn ván. Tất cả thông tin về vacxin uống ván được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Tại sao cần tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Bệnh uốn ván có nguy hiểm không ?

Uốn ván là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều thời điểm trong năm và ở mọi lứa tuổi, có thể dẫn đến tử vong do co cứng các cơ đặc biệt là cơ hô hấp. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh khó phòng ngừa và không có phương hướng điều trị. Do đó, để bảo đảm an toàn sức khoẻ bản thân và gia đình, trước tiên mỗi người cần có ý thức tiêm ngừa khi mang thai và sau khi sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, cũng chú ý hướng xử trí đúng khi có các yếu tố nguy cơ nghi ngờ nhiễm uốn ván.

Có nên tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu không?

Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao với các triệu chứng tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, do độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani gây ra. Các vi khuẩn của bệnh này có thể dễ dàng vào trong cơ thể thông qua các vết thương hở. Khi vào trong, chúng sẽ sản sinh ra độc tố có tên là tetenospasmin đi vào trong máu. Độc tố này gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Có nên tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu
Có nên tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Tìm hiểu thêm: Vacxin là gì?

Ở phụ nữ có bầu, loại vi khuẩn này dễ dàng đi theo trong quá trình sinh nở qua đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Nguy cơ mắc bệnh này đáng lo ngại do sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng sơ sinh thường xảy ra bởi gốc dây rốn khó lành và các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng. Bệnh uốn ván trẻ sơ sinh thường xảy ra trong vòng hai tuần đầu tiên sau sinh với một số dấu hiệu đặc trưng như cứng khớp và đau cơ, bỏ bú.

Trẻ sơ sinh có khả năng ca mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa căn bệnh này nên trẻ không có khả năng miễn dịch truyền từ mẹ. Vì thế phụ nữ nên thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng uốn ván trước và sau khi mang thai.

Tác dụng phụ của tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu

Bà bầu tiêm phòng uốn ván bị đau tay và xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ là điều hoàn toàn bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ giảm sau tiêm một vài ngày. Bên cạnh có thể một vài tác dụng phụ khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu:

Tác dụng phụ khi tiêm vacxin uốn ván
Tác dụng phụ khi tiêm vacxin uốn ván

Xem thêm: Vacxin HPV là gì?

Sưng hạch bạch huyết gần vị trí tiêm.

Có thể có các phản ứng toàn thân: Dị ứng, đau cơ, đổ mồ hôi, đau đầu, ớn lạnh, đau khớp.

Hiếm gặp: Rối loạn chức năng thần kinh cánh tay, bả vai nhưng và không liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bản chất là tiêm trước phơi nhiễm, nhằm sản sinh ra kháng thể cho mẹ. Từ đó tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh khi chuyển dạ và hỗ trợ cho cơ thể trẻ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

Do đó, tiêm uốn ván trong thai kỳ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi. Ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

– Không được tự ý đi tiêm mà cần có lịch tiêm cụ thể.

– Tiêm phòng uốn ván khi mang thai chỉ nên thực hiện khi thai nhi trên 22 tuần. Mũi tiêm uốn ván cuối cách ngày dự sinh ít nhất 30 ngày.

– 2 tuần sau tiêm cơ thể mẹ mới tạo nên kháng thể. Vì thế, để vaccine đạt hiệu quả cao bạn không nên dùng rượu bia sau khi tiêm và phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy có các biểu hiện như: tim đập nhanh, da xanh tái, chân tay lạnh, khó thở, tiêu chảy… cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.

Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, ngoài ra phụ nữ mang thai nên lưu ý chọn tới các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và thai nhi