Tiêm lao cho trẻ sơ sinh là cách giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm, hạn chế các ảnh hưởng đến phổi. Vậy khi tiêm lao cho trẻ sơ sinh có sốt không? Các tác dụng phụ sau khi tiêm lao như thế nào? Lưu ý gì khi tiêm phòng lao cho trẻ?
Tóm tắt nội dung
Bộ Y Tế có hướng dẫn về việc tiêm phòng lao cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra chưa tiếp xúc với trực khuẩn lao, tốt nhất nên tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu tiên để cô lập trực khuẩn lao tấn công cơ thể non nớt, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Bệnh lao do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Trực khuẩn lao này có thể lây truyền qua đường không khí khi hít chung bầu không khí với người mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao cao.
Nếu nhiễm vi khuẩn lao người bệnh dễ gặp các biến chứng về phổi và lây lan sang cơ xương, hệ thần kinh, hạch bạch huyết, tim, màng não và nhiều những cơ quan khác. Trước khi chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh lao trên thế giới thì đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao.
Bởi vì bệnh lao có nguy cơ lây lan rất cao nên tại Việt Nam từ năm 1981 Bộ Y Tế đã đưa ra vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và áp dụng cho trẻ mới sinh có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện tiêm chủng.
Xem thêm:
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao trẻ em có thể bị sốt, đây cũng là một phản ứng phụ phổ biến. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể do hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần của vắc xin.
Tuy nhiên đây là triệu chứng tạm thời và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Trong trường hợp tình trạng sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Ngoài triệu chứng sốt khi tiêm vắc xin lao trẻ sơ sinh còn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như:
Số lượng trẻ gặp phản ứng nặng sau khi tiêm phòng lao không nhiều nên cha mẹ có thể yên tâm không cần quá lo lắng. Sau khi trẻ tiêm xong cần chú ý theo dõi sức khỏe trẻ nếu phát hiện triệu chứng bất thường cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để xử lý nhanh chóng.
Theo các chuyên gia khuyến cáo vắc xin phòng lao cần được tiêm càng sớm càng tốt và một số những điều phụ huynh cần lưu ý như:
Lịch tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao cho trẻ thường được thực hiện vào các thời điểm như:
Lưu ý rằng vắc xin phòng ngừa bệnh lao chỉ có tác dụng trong phòng ngừa tình trạng lao phổi còn các trường hợp bệnh lý khác về lao như lao xương khớp, lao hạch thì không có tác dụng. Bởi vậy những người đã thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc phòng ngừa các bệnh lao khác như tiêm vắc xin phòng bệnh lao kết hợp, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh lao.
Trên đây là những thông tin giải đáp: Tiêm lao cho trẻ sơ sinh có sốt không?. Hy vọng từ đó các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ một cách toàn diện bằng cách cho bé đi tiêm đầy đủ theo đúng lịch.
Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…
VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…
Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…
No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…
Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…
Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…