Mang thai 36 tuần tiêm uốn ván được không? 

Tiêm phòng vắc xin trong quá trình mang thai là giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho cả mẹ và bé, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ thai kỳ được khỏe mạnh. Khi 36 tuần tiêm uốn ván được không?

Tóm tắt nội dung

Tác dụng của tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Đối với phụ nữ mang thai việc tiêm phòng uốn ván là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn mang thai khi cơ thể phụ nữ có nhiều sự biến đổi, hệ miễn dịch bị suy yếu trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Đồng thời sức khỏe của thai nhi chưa phát triển hệ miễn dịch hoàn toàn nên sẽ phụ thuộc vào sự bảo vệ từ mẹ. Trong quá trình mang thai khi mẹ bầu bị nhiễm bệnh sẽ gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Vi khuẩn uốn ván chính là các vi khuẩn sống bên ngoài tự nhiên nhiễm vào cơ thể người qua vết thương hở, bên cạnh đó có khả năng tiết độc tố mạnh vào máu người nhiễm. Những loại dịch độc tố này gây ra các triệu chứng như co cứng cơ, tấn công hệ thần kinh của thai nhi và mẹ bầu. Trường hợp trẻ sơ sinh mắc uốn ván sẽ có nguy cơ tử vong cao bởi vậy việc tiêm phòng uốn ván là giải pháp chủ động bảo vệ cho mẹ và thai nhi, ngăn ngừa các vi khuẩn uốn ván sinh trưởng và gây hại.

Việc tiêm uốn ván cho bà bầu là tạo kháng thể cho mẹ để hạn chế tối đa các lây nhiễm khi chuyển dạ. Ngoài ra vắc xin này còn hỗ trợ cơ thể thai nhi bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Do vậy việc tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, thai nhi nên không cần quá lo lắng.

36-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong
Việc tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Xem thêm:

Những loại vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai

Trên thị trường hiện nay có nhiều các loại vắc xin uốn ván khác nhau nhưng để phù hợp với nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian chuẩn bị mang bầu là một số loại vắc xin như:

  • Vắc xin Adacel: Đây là loại vắc xin được kết hợp bởi ba thành phần giúp giải độc tố của các vi khuẩn như: Uốn ván, ho gà vô bào, bạch hầu.
  • Vắc xin phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván Boostrix: Loại vắc xin đã được nghiên cứu và sản xuất từ một tập đoàn dược phẩm chế phẩm sinh học của Bỉ.
  • Vắc xin uốn ván hấp phụ VAT: Vắc xin này được Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC, Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.

Mang thai 36 tuần tiêm uốn ván được không? 

Thời gian tiêm vắc xin uốn ván tốt nhất

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trong suốt giai đoạn của thai kỳ việc tiêm vắc xin có thể vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên thời gian đạt hiệu quả cao nhất để tiêm vắc xin kết hợp phòng uốn ván, ho gà, bạch hầu là từ tuần thứ 27 đến tuần thứ 36 của thai kỳ.

Vậy 36 tuần tiêm uốn ván được không? Trong giai đoạn tuần thứ 36 mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêm vắc xin uốn ván bình thường.

Tuy nhiên vắc xin uốn ván sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nên tiêm với 2 mũi và khoảng cách giữa các mũi tiêm là 1 tháng. Bởi vậy mẹ bầu cần nên kế hoạch tiêm vắc xin sớm sao cho mũi tiêm cuối cùng kết thúc vẫn đủ để tạo kháng thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

36-tuan-tiem-uon-van-duoc-khong1
Tiêm phòng vắc xin uốn ván sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Lịch trình tiêm vắc xin uốn ván

Mỗi loại vắc xin tiêm cho mẹ bầu sẽ có lịch trình tiêm khác nhau, trong đó vắc xin Adacel và vắc xin phòng ngừa ho gà, bạch hầu, uốn ván Boostrix trong suốt thai kỳ chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại theo chu kỳ 10 năm/ lần.

Đối với vắc xin VAT của Việt Nam sẽ có lịch tiêm uốn ván cụ thể như:

Trường hợp phụ nữ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin:

  • Mũi 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi tiêm thứ 2 khoảng 6 tháng hoặc trong lần mang thai thứ 2.
  • Mũi 4: Tiêm sau mũi tiêm thứ 3 khoảng 1 năm hoặc trong lần mang thai lần sau.
  • Mũi 5: Tiêm sau mũi tiêm thứ 4 khoảng 1 năm hoặc trong lần mang thai lần sau.

Đối với phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin:

  • Mũi 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi tiêm thứ 2 khoảng 1 năm.

Đối với phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván và 1 liều nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm ngay khi có thai lần đầu.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi tiêm đầu tiên 1 năm.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu

Trước tiên mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy được Bộ Y tế công nhận và được cấp phép hoạt động về việc tiêm chủng phòng ngừa vắc xin uốn ván.

Sau khi tiêm vắc xin uốn ván mẹ bầu có thể gặp phải các phản ứng phụ như ngứa, sưng tấy, đau ở vị trí tiêm, sốt nhẹ. Tuy nhiên các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau vài ngày nên mẹ bầu không cần qua lo lắng.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị để giảm thiểu tác dụng phụ tiêm phòng uốn ván. Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài hoặc phát triển nặng hơn cùng với những dấu hiệu phụ khác cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng và điều trị đúng cách.

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ có thai cần bổ sung vắc xin phòng uốn ván trong giai đoạn từ 27 – 36 tuần tuổi và nên phối hợp với các loại vắc xin ho gà, bạch cầu để bảo vệ toàn diện cho mẹ và bé toàn diện nhất.

Trên đây là bài viết chia sẻ các thông tin giải đáp câu hỏi “Thai 36 tuần tiêm uốn ván được không?”. Từ đó mẹ bầu nắm được những thông tin cơ bản về tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai và lên kế hoạch tiêm trong giai đoạn tuần tuổi thai nhi phù hợp nhất.