Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?

Nhiều mẹ chia sẻ cho nhau bí quyết uống, ăn lá tía tô trước khi cho con đi tiêm phòng. Thực tế việc này có đạt hiệu quả giúp tránh tác dụng phụ xảy ra sau khi tiêm phòng không?

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu về lá tía tô

Lá tía tô được nhiều người biết đến là một loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn, bên cạnh đó đây còn là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều mẹ chưa biết chính xác về hiệu quả của lá tía tô trong phòng tránh các tác dụng phụ khi trẻ đi tiêm phòng.

Trong Đông Y cây tía tô có dạng thân thảo chứa tinh dầu như: Perillaldehyd, limonen, hydrocumin, đồng thời chứa nhiều kháng sinh tự nhiên nên thường được dùng trong điều trị các tình trạng long đờm, giảm ho, nhức đầu, giải độc, trị rôm sảy… Các công dụng tốt của tía tô có thể được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, các mẹ hoàn toàn an tâm sử dụng tía tô cho trẻ bởi đây là loại cây lành tính.

an-la-tia-to-truoc-khi-tiem-phong-cho-be1
Lá tía tô được nhiều người dùng làm nước uống tốt cho sức khỏe

Xem thêm:

Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?

Kể từ khi sinh ra trẻ sẽ cần phải tiêm phòng, tùy thuộc vào từng giai đoạn sẽ thực hiện những mũi vắc xin khác nhau nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe.

Sau khi tiêm phòng trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Sốt, sưng đau tại chỗ gây viêm, quấy khóc… Những triệu chứng này thường sẽ biến mất trong vài ngày sau khi tiêm. Có những trường hợp trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt kéo dài, điều này gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.

Để hạn chế các tác dụng phụ khi tiêm phòng cho trẻ nhiều mẹ đã truyền tai nhau cách uống, ăn lá tía tô trước thời điểm tiêm vắc xin giúp giảm sốt và đau.

Trong Đông y lá tía tô có hương vị của cả cam thảo, quế, hồi hương, bạc hà nên giúp sát khuẩn. Y học cổ truyền xếp tía tô vào nhóm phát tán phong hàn nên thường được sử dụng trong điều trị ra mồ hôi nhiều, giải cảm, trị sốt…

Ngoài ra trong tía tô còn chứa axit rosmarinic nên có tác dụng trong việc kiểm soát dị ứng mạnh và được chứng minh bằng thử nghiệm trên loài chuột đạt hiệu quả cao.

Căn cứ vào các tác dụng của lá tía tô trong Đông Y ở trên nhiều người cho rằng việc uống, ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé sẽ giúp ngừa sốt, giảm cảm giác khó chịu, đau sau khi tiêm phòng.

Tuy nhiên đây chỉ là bí quyết của các mẹ truyền tai nhau và chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng về tác dụng hạ sốt, giảm đau của lá tía tô sau khi tiêm phòng.

Chính vì vậy trước khi áp dụng ăn lá tía tô các mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Ngay cả khi trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá bởi sau khoảng vài ngày tình trạng sốt, đau tại vết tiêm sẽ hoàn toàn bình thường.

an-la-tia-to-truoc-khi-tiem-phong-cho-be2
Cần lưu ý điều gì khi đi tiêm phòng cho trẻ?

Các mẹo trước khi đi tiêm phòng vắc xin cho trẻ

Để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của việc tiêm phòng cho trẻ các mẹ có thể áp dụng một số điều dưới đây trước khi tiêm như:

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá

Đối với tất cả các trẻ em việc tiêm chủng sẽ đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên có những trẻ chống chỉ định tiêm phòng tùy vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của trẻ. Do đó tốt nhất các phụ huynh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm với trẻ nhỏ.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ

Tùy vào từng độ tuổi, loại mũi tiêm mà bác sĩ có thể thực hiện tiêm ở bắp chân, bắp tay của trẻ. Khi đi tiêm tốt nhất nên cho trẻ mặc quần áo rộng để dễ dàng hơn cho việc tiêm hay khám sàng lọc trước tiêm.

Ngoài ra phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng ở vết tiêm. Đồng thời cần chuẩn bị khăn, đồ vệ sinh cá nhân, bỉm để thay nếu cần thiết.

Nên cho trẻ ăn gì trước khi tiêm phòng?

Theo các chuyên gia chia sẻ phụ huynh vẫn nên cho bé ăn theo chế độ hàng ngày nhưng không nên ăn quá no hay quá đói vì như vậy sẽ khiến cho tụt đường huyết. Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ tiếp tục cho trẻ bú đầy đủ để có tăng cường sức đề kháng.

Không tiêm phòng khi trẻ đang sốt cao

Trước thời điểm tiêm phòng trẻ đang có các dấu hiệu như sốt, ốm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ tiêm phòng khi đang sốt cao hoặc chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Mang theo giấy tờ, sổ tiêm phòng

Sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm là thông tin để theo dõi quá trình tiêm chủng cho trẻ nên phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này.

Khi trẻ đã tiêm xong hãy kiểm tra các thông tin về mũi tiêm, thời gian tiêm để tránh trường hợp có sự nhầm lẫn trong quá trình tiêm.

Cách để trẻ không bị sốt khi tiêm phòng?

Một số cách để trẻ giảm các triệu chứng sốt, đau khi tiêm phòng như:

  • Sau khi tiêm nên để trẻ mặc quần áo rộng rải, chất liệu vải thoáng mát cho trẻ cảm thấy thoải mái, không bị khó chịu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát cơ thể và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.
  • Xung quanh vết tiêm phòng mẹ dán miếng hạ sốt xung quan, chú ý cắt một lỗ trên miếng dán để sao cho hở vết tiêm. Điều này giúp giảm sưng, giảm nhiệt độ ở xung quanh vết tiêm.

Chú ý: Phụ huynh tuyệt đối không được áp dụng những mẹo lưu truyền trên mạng mà chưa có kiểm chứng khoa học vì như vậy trẻ dễ có nguy cơ mắc nhiễm trùng, tấy đỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Hy vọng bài viết ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Ăn lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé có hiệu quả không?. Bên cạnh đó còn có những lưu ý cho trẻ khi đi tiêm phòng để từ đó đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.