Tây y

Người 30 tuổi có tiêm HPV được không? Lưu ý gì khi tiêm phòng HPV?

Tiêm phòng HPV là một trong những phương pháp phòng ngừa tình trạng ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý khác như mụn cóc sinh dục, vòm họng, ung thư hậu môn… Khi 30 tuổi có tiêm HPV được không? Để có lời giải đáp cho thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Virus HPV gây ra những bệnh gì? 

Virus HPV – có tên đầy đủ là Human Papilloma Virus, đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó virus HPV gây ra nhiều các tình trạng bệnh lý khác như:

  • Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện những nốt mụn ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Ban đầu xuất hiện những nốt mụn li ti nhưng sau dần sẽ phát triển thành nhiều mảng xếp chồng lên nhau. Các mụn cóc có thể mọc ở cở quan sinh dục hoặc tay, chân tuy nhiên sẽ không gây đau hay ngứa ngáy.
  • Sùi mào gà: Còn có tên gọi khác là bệnh mồng gà. Bệnh khi mới khởi phát sẽ mọc những mụn nhỏ sau dần sẽ kết thành khối u như mào gà. Bệnh sùi mào gà dễ lây qua đường tình dục hoặc nổi mụn ở miệng, hậu môn.
  • Các bệnh ung thư: Virus HPV có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư hầu họng, ung thư dương vật…
Tiêm phòng HPV cần tiêm đủ 3 mũi

Xem thêm:

Người 30 tuổi có tiêm HPV được không? 

Việc tiêm phòng HPV là phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư cổ tử cung và theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế bên cạnh việc thăm khám phụ khoa định kỳ và sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Độ tuổi phù hợp để tiêm phòng HPV 

Theo các chuyên gia độ tuổi thích hợp để tiêm phòng HPV để nâng cao hiệu quả trong phòng bệnh là từ 9 – 26 tuổi và với những người chưa từng quan hệ tình dục. Sau khi tiêm đủ 3 mũi tiêm phòng HPV sẽ có khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus lên đến 30 năm.

30 tuổi có nên tiêm HPV không? 

Để phòng tránh nhiễm virus HPV tất cả những trường hợp 30 tuổi trở lên đã từng quan hệ hay chưa quan hệ điều nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Mặc dù vậy nhưng vào thời điểm này việc tiêm ngừa HPV sẽ không đạt hiệu quả cao như trong độ tuổi 9 – 26 tuổi.

Trước khi tiến hành tiêm chị em phụ nữ cần thăm khám tình trạng sức khỏe và làm kiểm tra xem cơ thể đã có nhiễm virus HPV hay chưa và tình trạng bệnh lý ở cổ tử cung.

Nếu phụ nữ 30 tuổi đang trong quá trình mang thai hoặc nuôi con bú không được tiêm HPV.

Lưu ý gì khi tiêm phòng HPV?

Những lưu ý trước khi tiêm ngừa HPV 

Các loại vắc xin HPV 

Trên thị trường tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin phổ biến hiện nay như:

  • Vắc xin Gardasil 4: Loại vắc xin này có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh lý do virus 6, 16, 11, 18 gây ra bệnh lý như mụn cóc sinh dục, loạn sản, âm đạo, ung thư cổ tử cung… Với loại vắc xin này có mức giá từ 1,6 – 2,1 triệu đồng.
  • Vắc xin Gardasil 9: Loại vắc xin này có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh lý do type virus 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 là nguyên nhân gây ra các bệnh lý âm đạo, hậu môn, mụn cóc sinh dục, như ung thư cổ tử cung, dương vật… Với loại vắc xin này có mức giá khoảng 3 triệu đồng.

Một liệu trình tiêm phòng ngừa HPV sẽ bao gồm 3 mũi vắc xin, khoảng cách tiêm mũi thứ 2 trước mũi 1 là 1 – 2 tháng, tùy thuộc vào từng loại vắc xin khác nhau và mũi tiêm thứ 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng.

Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng HPV

Để việc tiêm phòng HPV đạt hiệu quả cao nhất cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm như:

  • Người thực hiện tiêm phòng HPV đối với trường hợp đã quan hệ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm trước khi tiêm.
  • Tiêm đầy đủ liệu trình đúng 3 mũi và theo thời gian được chỉ định.
  • Đảm bảo có sức khỏe tốt và không mắc những bệnh lý cấp tính trong thời gian thực hiện tiêm phòng HPV.
  • Trước thời gian tiêm HPV khoảng 1 – 2 tháng không tiêm bất cứ loại vắc xin nào khác trong phòng ngừa bệnh.
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như nhóm thuốc ức chế miễn dịch, thống chống thải ghép… để từ đó nhận định xem có nên tiêm ngừa HPV không.
  • Không tiêm phòng HPV với những đối tượng người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú, hay có kế hoạch mang thai trong 6 tháng.
  • Nên thực hiện tiêm bổ sung càng sớm càng tốt trong trường hợp mũi kế tiếp bị quá thời gian so với yêu cầu, không cần phải thực hiện tiêm lại từ đầu.
  • Một số các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm HPV như: Đỏ, sưng tại vị trí tiêm, nổi mẩn vùng tiêm, nóng, sốt, ớn lạnh…
  • Sau khi tiêm phòng HPV cần phải ở lại cơ sở Y tế ít nhất 30 phút để theo dõi những phản ứng của cơ thể. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng bất thường bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý nhanh chóng kịp thời.
  • Nên duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái sau khi tiêm phòng HPV, đồng thời giảm tâm lý cẳng thẳng, không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia.
  • Mặc dù đã tiêm ngừa HPV vẫn cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ lây nhiễm virus HPV để có phương pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời.
  • Tìm hiểu và lựa chọn những cơ sở Y tế uy tín, chất lượng cao, đầy đủ cơ sở vật chất để việc tiêm phòng HPV đạt hiệu quả cao nhất.

Đa phần người bệnh sau khi tiêm vắc đều đạt hiệu quả cao nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm một số chủng virus HPV gây hại cho sức khỏe

Trên đây là những thông tin giải đáp: Người 30 tuổi có tiêm HPV được không?. Hy vọng từ đó bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và những lưu ý trước và sau khi tiêm phòng HPV. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này để tìm hiểu các kiến thức khác về sức khỏe.

nguyenmai

Recent Posts

Tiêm rãnh cười giá bao nhiêu? Ưu và nhược điểm khi tiêm

Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…

1 tháng ago

VNPT iOffice Hà Giang – Hệ thống quản lý văn bản điều hành

VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…

1 tháng ago

Công dụng của tiêm Meso là gì? Cách chăm sóc sau khi tiêm

Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…

1 tháng ago

Liều dùng và lưu ý sử dụng của thuốc tiêm No-spa

No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…

1 tháng ago

Hướng dẫn quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn

Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…

1 tháng ago

Lịch tiêm và lợi ích quan trọng tiêm vaccine trước khi mang thai

Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…

1 tháng ago