Trong cơ thể luôn tồn tại một lượng AFP nhỏ nhất định. Tuy nhiên, khi mắc các bệnh lý về gan hay đang mang thai thì nồng độ này trong máu có thể tăng đáng kể. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm AFP là gì và ý nghĩa của xét nghiệm này trong chẩn đoán bệnh cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Alpha-fetoprotein (hay còn gọi AFP) là protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Protein AFP sẽ được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Về sinh lý, khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, giảm dần xuống mức thấp thông thường.
Ở một người trưởng thành khỏe mạnh và không mang thai thường có nồng độ AFP trong máu rất thấp (không vượt quá 10 ng/ml).
Ở người sức khỏe bình thường lượng rất nhỏ alpha-fetoprotein (AFP). Khi bạn bị mắc các bệnh về gan, một số căn bệnh ung thư hoặc đang mang thai thì chất này sẽ xuất hiện nhiều hơn trong máu.
Để kiểm tra nồng độ của protein này, cần xét nghiệm định lượng AFP trong huyết thanh. Nếu nồng độ AFP cao hơn mức bình thường thì không có nghĩa là bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe, bởi vì cũng có trường hợp một số người có nồng độ cao hơn so với những người khác.
Xét nghiệm AFP cũng được sử dụng để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Thực hiện khi thai nhi được 15 – 16 tuần tuổi nhằm định lượng mức alphafetoprotein sẽ do chính thai nhi sinh ra nhưng nó được hòa lẫn vào máu mẹ.
Do vậy, xét nghiệm máu mẹ cũng có thể kiểm tra được lượng AF do thai nhi sản xuất ra. Xét nghiệm này có thể chỉ điểm cho các nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, bệnh down, thai không đầu (thiếu não).
**** Tham khảo thêm: Xét nghiệm hba1c là gì? Những điều cần thận trọng lưu ý
Xét nghiệm thực hiện trong những trường hợp sau:
Tất cả thai phụ được 15 – 20 tuần, mục đích sàng lọc một số dị tật bẩm sinh cho thai, xét nghiệm AFP được nồng ghép vào trong xét nghiệm triple test
Nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan: ung thư gan nguyên phát, viêm gan cấp hoặc mãn tính, xơ gan, …
Phát hiện sớm khả năng ung thư tái phát
Trước khi tiến hành làm bất cứ xét nghiệm nào, bạn nên tìm hiểu rõ về những lưu ý cần thiết. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được thông tin đầy đủ và cụ thể và chính xác nhất.
Mẫu bệnh phẩm được sử dụng để làm xét nghiệm là máu tĩnh mạch lấy từ cánh tay và được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng để gửi đi xét nghiệm.
Sau khi lấy máu, người bệnh có thể sẽ xuất hiện vết bầm tím nhỏ ở vị trí lấy máu. Việc lấy máu không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng biến mất, người bệnh có thể quay trở lại làm việc và sinh hoạt một cách bình thường ngay sau khi lấy máu xét nghiệm.
Nồng độ AFP có trong máu của bạn được tính bằng nanogam trên mililit (ng/mL).
Kết quả xét nghiệm này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác, đặc biệt là khi bạn bị bệnh gan mãn tính. Kết quả AFP-L3% từ 10% trở lên cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc ung thư gan, cần thao dõi chặt chẽ và điều trị hiệu quả hơn.
Qua bài viết chúng ta thấy rằng việc xét nghiệm AFP đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư gan và dị tật thai nhi. Xét nghiệm AFP là cách để bạn nhanh chóng phát hiện có các vấn đề sức khỏe để điều trị kịp thời.
Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…
VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…
Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…
No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…
Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…
Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…