Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề. Chính vì vậy, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Tóm tắt nội dung
Viêm não Nhật Bản do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở cả trẻ em và người lớn. Virus viêm não Nhật Bản là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Đặc biệt, virus này ở trạng thái đông lạnh có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm.
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản, với biểu hiện viêm não hay viêm màng não tủy. Năm 1935, các nhà khoa học nước này đã phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh là một loại virus và từ đó đặt tên là virus viêm não Nhật Bản. Đến năm 1938, cũng do các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền nhiễm của loài muỗi Culex tritaeniorhynchus, sau đó xác định được vật chủ và ổ chứa chính của virus viêm não là loài lợn và chim.
Theo đó, các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là gia súc như lợn, ngựa, trâu, bò và các loài chim hoang dã. Trung gian truyền bệnh là muỗi Culex thường sinh sản và phát triển vào mùa hè nên bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát mạnh từ tháng 5 – 7. Loài muỗi này sau khi hút máu từ các động vật bị bệnh sẽ truyền sang người thông qua vết muỗi đốt.
So với các bệnh truyền nhiễm khác, viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm bởi virus này sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của con người. Do đó, có tới hơn 50% số ca mắc bệnh sẽ để lại di chứng nặng nề. Trong đó bao gồm khả năng bại liệt, liệt nửa người, bại não, rối loạn tâm thần, mất ngôn ngữ…
Nguy hiểm hơn, viêm não Nhật Bản không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn ủ bệnh. Các biểu hiện cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não khác và cách duy nhất để xác định tình trạng bệnh là dựa vào kết quả xét nghiệm. Bệnh này cũng chuyển biến xấu rất nhanh, người bệnh có thể sốt cao dẫn đến co giật và hôn mê chỉ sau vài ngày nhiễm virus.
Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, phối hợp điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng sức khỏe cho người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện và có biện pháp điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh.
Bên cạnh đó, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Trước khi Việt Nam triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, có đến 25 – 30% các ca viêm não nhập viện là do nhiễm virus viêm não Nhật Bản và trong đó có nhiều trường hợp đã tử vong. Sau nhiều năm triển khai tiêm chủng thì hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 10%, với tỷ lệ trẻ đủ tuổi được tiêm luôn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng trở lại nếu trẻ không được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.
Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ em khi đủ 12 tháng tuổi được khuyến cáo nên bắt đầu tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản và trẻ từ 1 – 5 tuổi sẽ được tiêm miễn phí tại các trạm y tế phường, xã tại địa phương sinh sống.
Ngoài ra, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, với lượng mưa trung bình tương đối lớn. Đây là điều kiện thích hợp cho các loài muỗi sinh sôi và phát triển. Ở các tỉnh phía Bắc, dịch viêm não Nhật Bản chủ yếu tập trung vào mùa hè các tháng 5, 6, 7, 8. Còn tại khu vực miền Trung và miền Nam, bệnh lưu hành rải rác quanh năm, đặc biệt là ở vùng đồi núi. Sau khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, số ca mắc căn bệnh này đã giảm đáng kể.
Tất cả đối tượng ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em từ 2 – 6 tuổi chiếm khoảng 75% tổng số ca mắc.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ đầy đủ số mũi và đúng theo lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản phổ biến vắc xin JEVAX và vắc xin IMOJEV.
Đây là loại vắc xin có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ khi đã từ 9 tháng tuổi trở lên và ngay cả lứa tuổi trưởng thành. Trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ, có thêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản IMOJEV của hãng Sanofi Pasteur của Pháp – sản xuất tại Thái Lan, vắc-xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Sau khi tiêm đầy đủ 3 liều cơ bản của vắc xin JEVAX trở lên, có thể hoàn tất phác đồ phòng viêm não Nhật Bản với liều duy nhất vắc xin IMOJEV.
Lịch tiêm chủng như sau:
– Đối tượng trẻ em từ độ 9 tháng tuổi cho đến dưới 18 tuổi (chưa bao giờ tiêm Vắc xin JEVAX)
– Đối với người trưởng thành trên 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi.
– Những trường hợp CHỐNG chỉ định khi tiêm vắc xin IMOJEV đó là:
Trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam hiện đang sử dụng vắc xin JEVAX để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin JEVAX do TNHH MTV Vaccin Việt Nam sản xuất. Vắc xin này có hàm chứa lượng virus viêm não có đặc tính bất hoạt và tinh khiết nhất.
Về hiệu lực, nếu chỉ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mũi 1 thì không có hiệu lực bảo vệ. Tuy nhiên, tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ có thể đạt trên 80%. Khi tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả sẽ đạt tới 90 – 95% trong khoảng 3 năm. Vì vậy, trẻ cần phải được tiêm đủ số mũi và tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến 15 tuổi.
– Phác đồ tiêm 3 mũi cơ bản:
– Tái chủng: Để duy trì khả năng miễn dịch thì sau 3 năm nên cho trẻ tiêm nhắc lại một mũi. Hoặc có thể tiến hành tiêm nhắc lại đối với những người có khả năng miễn dịch cao trước khi có dịch viêm não xảy ra.
– Những trường hợp CHỐNG chỉ định khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX:
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin cần lưu ý khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ.
Tổng hợp
Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…
VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…
Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…
No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…
Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…
Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…