Tin tức khác

Giải đáp: Nên tiêm gì trước khi mang thai?

Thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tấn công bởi các virus gây bệnh, tiêm phòng là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như thai nhi. Vậy nên tiêm gì trước khi mang thai? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Nên tiêm gì trước khi mang thai?

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, tất cả chị em phụ nữ đều nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ khi có kế hoạch mang thai. Do trong thời gian mang thai phụ nữ rất dễ bị bệnh bởi hàng rào đề kháng hoạt động yếu ớt, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến thai kỳ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể ngắn hạn bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

Các loại vắc xin được tiêm chủng ở các thời điểm khác nhau chứ không thực hiện cùng lúc. Chính vì thế các chị em nên chuẩn bị cho việc tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 5 – 7 tháng.

Dưới đây là các loại vắc xin được khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai:

Vắc xin viêm gan B

Tiêm phòng vaccine viêm gan B trước khi mang thai rất cần thiết. Do viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con, nếu thai nhi không may mắc phải sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tương lai của trẻ.

Liều tiêm phòng viêm gan B gồm 3 mũi tiêm, nên cần sắp xếp lịch tiêm phù hợp trước khi mang thai. Nếu bạn đã từng tiêm viêm gan B nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể đễ xem có cần tiêm nhắc lại hay không.

Thời điểm tiêm vaccine viêm gan B như sau:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm, trước khi có thai 7 tháng.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 1 sáu tháng.

Đọc thêm: Tiêm Exosome là gì? Giá tiêm Exosome bao nhiêu?

Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella

Đây là 3 bệnh lý truyền nhiễm gây nên bởi virus, nếu như mang thai mắc phải sẽ có nguy cơ gây sinh non, dị tật thai nhi, hoặc thai lưu,… Để phòng ngừa bệnh chị em có thểm tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

Vắc xin cúm

Khi mang thai 3 tháng đầu chị em bị cúm sẽ có nguy cơ gây dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non,…

Thời điểm tiêm vắc xin cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và nhắc lại hàng năm.

Xem thêm: Tìm hiểu đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Vắc xin Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Đây là những bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp, khả năng mắc phải những bệnh này trong quá trình mang thai cao. Vậy nên cần tiêm phòng mũi tiêm 1 tháng trước khi mang thai.

Vắc xin thủy đậu

Nếu những tháng đầu thai kỳ người mẹ mắc thủy đậu có thể gây sẩy thai, hoặc trẻ bị một số dị tật như bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Với trường hợp sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lâu bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh nặng dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Vắc xin thủy đậu không cần tiêm khi trước đó bạn đã tiêm hoặc từng bị thủy đậu. Nếu không phải trường hợp trên nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng với 2 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.

Một số lưu ý khi tiêm phòng

Để tránh trường hợp xấu xảy ra khi tiêm vắc xin phòng bệnh, các chị em nên lưu ý:

  • Trước khi tiêm phòng cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe và khả năng miễn dịch với các loại bệnh để được đưa ra loại vắc xin phù hợp nhất.
  • Đa số các loại vắc xin đều cần được tiêm hoàn thiện trước khi mang thai từ 1 đến 3 tháng. Nên hãy sắp xếp thời gian tiêm phòng phù hợp để đảm bảo an toàn.
  • Sau khi tiêm thường có một số tác dụng phụ: mệt mỏi, sưng hoặc tấy ở vị trí tiêm hay sốt nhẹ, đặc biệt với việc tiêm uốn ván. Tiêm vắc xin cúm cũng có thể gây ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi trong một vài ngày.
  • Nên theo dõi tình trạng sức khỏe cẩn thận trong vòng 24 – 48 tiếng để phòng các phản ứng phụ hoặc sốc thuốc có thể xảy ra.
  • Nếu thời gian sốt quá lâu không có dấu hiệu thuyên giảm từ 3 – 4 ngày kèm theo các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra cũng như điều trị kịp thời.

Trên đây là thông tin giải đáp Nên tiêm gì trước khi mang thai mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu việc tiêm vắc xin có thể giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, từ đó có kế hoạch có em bé nên chủ động tiêm phòng trước.

hanhthuy

Recent Posts

Tiêm rãnh cười giá bao nhiêu? Ưu và nhược điểm khi tiêm

Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…

1 tháng ago

VNPT iOffice Hà Giang – Hệ thống quản lý văn bản điều hành

VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…

1 tháng ago

Công dụng của tiêm Meso là gì? Cách chăm sóc sau khi tiêm

Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…

1 tháng ago

Liều dùng và lưu ý sử dụng của thuốc tiêm No-spa

No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…

1 tháng ago

Hướng dẫn quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn

Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…

1 tháng ago

Lịch tiêm và lợi ích quan trọng tiêm vaccine trước khi mang thai

Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…

1 tháng ago