Chỉ số SGOT là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong xét nghiệm men gan? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
AST hay tên gọi khác là SGOT (viết tắt của cụm từ Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminas) – là một loại enzyme được tạo ra bởi gan. AST (SGOT) bình thường được tìm thấy ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận và não. Nhưng tìm thấy nhiều nhất là ở gan.
Xét nghiệm SGOT là một xét nghiệm để đánh giá tình trạng men gan. Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid… Khi tế bào gan bị tổn thương hoặc hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn.
Do đó, xét nghiệm men gan trong đó có SGOT cho thấy định lượng các enzyme gan tăng, nghĩa là gan của người đó đang bị nguy hại. Trong đó, chỉ số AST (SGOT) đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, viêm hay ung thư, ngoài ra cũng thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, hoặc bệnh tiểu đường…
ALT hay còn gọi là SGPT (viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). Tuy nhiên, không thể nói rằng loại men này chỉ có duy nhất trong gan, nhưng gan là nơi mà nó tập trung nhiều nhất. Nó được phóng thích vào máu khi có hiện tượng gan bị tổn thương. Vì vậy, có thể xem men này là một dấu chỉ tương đối đặc hiệu cho tình trạng của gan.
ALT và AST là hai loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào của gan và thận, một lượng nhỏ hơn của nó cũng được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp.
Đối với những người khỏe mạnh, mức độ AST và ALT trong máu thường thấp. Khi gan bị hư hỏng hay tổn thương thì 2 ezyme AST và ALT được phóng thích vào trong máu, nó thường tăng trước khi xảy ra các dấu hiệu nhận biết. Các chỉ số men gan cao là khi xuất hiện tổn thương gan, chẳng hạn như vàng da. Điều này khiến cho khi đo hoạt độ AST và ALT rất hữu ích để phát hiện tổn thương gan.
Ngoài ra, ALT và AST cũng được sử dụng để theo dõi điều trị của người có bệnh gan và xem diễn tiến bệnh. ALT và AST có thể được chỉ định một mình hoặc cùng với các xét nghiệm khác cho các mục đích chẩn đoán.
Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:
– Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.
– Chỉ số ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L.
– Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.
– Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.
Chỉ số AST/ SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT cao trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT. Ngược lại, nếu chỉ số SGOT giảm có thể trong các trường hợp đang mang thai hoặc bệnh tiểu đường…
Chỉ số ALT/ SGPT thông thường ở khoảng từ 20- 40 UI/L. Chỉ số này tăng khi có các tổn thương tế bào gan. Chủ yếu dùng để phát hiện tổn thương ở tế bào gan.
Chỉ số men gan tăng cao thường gặp trong những trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mãn tính, gan bị tổn thương nặng do thuốc, trụy mạch kéo dài, độc chất. Mức độ tăng transaminase thường có tương quan kém với sự độ tổn thương tế bào gan và không có ý nghĩa nhiều về mặt tiên lượng. Ví dụ khi tế bào gan bị hoại tử nghiêm trong thì men gan tăng cao trong 24 – 48 giờ đầu nhưng sau đó khoảng 3 – 5 ngày, men giảm nhanh.
Chỉ số này thường gặp chủ yếu trong các trường hợp viêm gan do rượu, lúc này tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không vượt quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường. Trong khi đó, lượng ALT có thể bình thường hoặc thấp là do thiếu pyridoxal 5-phosphate (vitamin B6), đây là cofactor để tổng hợp ALT tại gan.
➤ Xem thêm: Chỉ số RDW là gì? Ý nghĩa của chỉ số RDW trong máu
Chỉ số men gan tăng nhẹ thường gặp trong trường hợp viêm gan do virus cấp, hay xơ gan, di căn gan, viêm gan vùng mạn cũng có thể do tắc mật. Ngoài ra, chỉ số men gan tăng nhẹ còn hay gặp ở những người bị gan nhiễm mỡ.
Với trường hợp vàng da do tắc mật và đặc biệt trường hợp có sỏi vào đường ống mật, thì chỉ số ALT sẽ tăng không quá 500 UI/L, số rất ít trường hợp ALT tăng tới 3000 UI/L và sau đó hầu hết đều giảm nhanh về lại bình thường.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm men gan AST và ALT để đánh giá ở một người khi xuất hiện các dấu hiệu tổn thương gan. Một số những biểu hiện này bao gồm:
Bên cạnh đó, AST và ALT cũng có thể được chỉ định xét nghiệm riêng hoặc kết hợp với các xét nghiệm khác, những người có nguy cơ gia tăng bệnh gan như:
Khi xét nghiệm các chỉ số men gan AST và ALT được sử dụng để theo dõi việc điều trị người bị bệnh gan. Xét nghiệm 2 chỉ số này có thể được chỉ định một cách thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh để giúp bác sĩ xác định xem công tác điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Trong trường hợp men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT trong máu gia tăng, đặc biệt là chỉ số AST, ALT tăng gấp đôi bình thường thì cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và tuân theo hướng dẫn điều trị. Cụ thể, bạn cần thực hiện một số lời khuyên sau:
Việc thực hiện xét nghiệm chỉ số AST và ALT là rất quan trọng và hữu ích để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh về gan thì chỉ dựa vào 2 chỉ số này là chưa đủ, còn cần thực hiện các xét nghiệm khác do bác sĩ chỉ định để phối hợp phân tích chẩn đoán.
Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…
VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…
Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…
No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…
Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…
Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…