Tây y

Thai nhi 32 tuần có nên tiêm trưởng thành phổi không?

Các bác sĩ thường chỉ định cho những trường hợp sinh non, dọa sảy thai tiêm trưởng thành phổi. Vậy 32 tuần có nên tiêm trưởng thành phổi không? Hãy cùng tìm hiểu thời điểm thích hợp để tiêm thuốc trưởng thành phổi và những lợi ích của loại thuốc này.

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu tiêm trưởng thành phổi là gì?

Tiêm trưởng thành phổi – phương pháp hỗ trợ để phổi của thai nhi phát triển tốt hơn, hạn chế nguy cơ trẻ sinh non phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ dẫn đến suy hô hấp.

Tuy nhiên việc tiêm trưởng thành phổi cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng xuất huyết não, chậm phát triển, nhiễm trùng, trẻ bị suy dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong.

Các loại thuốc tiêm trưởng thành phổi

Hiện nay phần lớn các loại thuốc tiêm trưởng thành phổi đều thuộc nhóm corticosteroid. Phổ biến nhất là hai loại thuốc trợ phổi được dùng như:

  • Betamethatsone: Bao gồm 2 liều, sử dụng mỗi liều 12mg để tiêm bắp, khoảng cách giữa các liều dùng là 24 giờ.
  • Dexamethasone: Bao gồm 4 liều, sử dụng mỗi liều 6mg để tiêm bắp, khoảng cách giữa các liều dùng là 12 giờ.
32 tuần có nên tiêm trưởng thành phổi không?

Xem thêm:

Tác dụng của tiêm trưởng thành phổi

Khi tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi sẽ giúp gia tăng tốc độ phát triển phổi nhanh hơn rất nhiều, đồng thời làm gia tăng cơ hội sống sót cho những trẻ sinh non.

Một số các tác dụng khi tiêm trưởng thành phổi như:

  • Hạn chế nguy cơ trẻ sinh non gặp phải các vấn đề về đường hô hấp.
  • Giảm thiểu nguy cơ trẻ bị chảy máu trong não hơn.
  • Giảm các nguy cơ mắc bệnh đường ruột như viêm ruột hoại tử.
  • Hỗ trợ hoạt động của phổi ở những trẻ sơ sinh tốt hơn.
  • Hạn chế các nguy cơ gặp phải những vấn đề về chảy máu não hay đường ruột.

Ngoài ra khi tiêm trưởng thành phổi còn có những tác dụng khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nhiều thông tin.

32 tuần có nên tiêm trưởng thành phổi không?

Theo các chuyên gia y tế thuốc tiêm trưởng thành phổi đem lại hiệu quả cao nhất khi phụ nữ  mang thai từ 24 – 34 tuần 6 ngày. Trường hợp phụ nữ sinh mổ thì thời gian thích hợp nhất để tiêm là từ 35 tuần – 38 tuần 6 ngày tuổi của thai kỳ.

Trẻ sinh non được sinh ra từ tuần 22 – tuần 37 của thai kỳ sẽ có nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là phổi có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp. Nên ngay khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh non bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi.

Trong trường hợp mẹ bầu tiêm xong vẫn chưa sinh nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ sinh non sẽ được chỉ định tiêm nhắc lại sau đó khoảng 1 tuần.

Có nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm trưởng thành phổi nhiều hơn 2 đợt tiêm. Đối với những thai nhi đã qua 34 tuần sẽ không cần tiêm trưởng thành phổi vì nếu có tiêm thuốc cũng sẽ không có hiệu quả.

Phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế để được theo dõi và tiêm trưởng thành phổi

Các trường hợp cần tiêm trưởng thành phổi

Theo Bộ Y Tế khuyến cáo các trường hợp cần tiêm trưởng thành phổi bao gồm:

  • Mẹ bầu đang mang thai từ 24 – 33 tuần 6 ngày đang có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày, bao gồm cả vỡ nước ối và đa thai.
  • Mẹ bầu ở giữa tuần 34 và 37 nhưng đang có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày và trước đó chưa từng tiêm trưởng thành phổi.
  • Căn cứ vào tình trạng vỡ ối, số lượng thai, nguyện vọng của gia đình mà sẽ tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi ở tuần 23. Có một số nghiên cứu cho thấy có thể tiêm trưởng thành phổi cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần 22.
  • Những mẹ bầu dưới 34 tuần đang có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày nên cân nhắc kỹ việc điều trị lặp lại đợt 2 corticosteroid và ít nhất khoảng cách giữa hai đợt điều trị phải trên 14 ngày.
  • Mẹ bầu đang được chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai và sinh con sau tuần 35.
  • Những mẹ bầu có dị tật tử cung bẩm sinh, u xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, hở eo tử cung, viêm đường tiết niệu, đa thai, thai bị nhiễm khuẩn ối, thai có khuyết tật,  đa ối, vỡ ối, tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn, rỉ ối, thai được thụ tinh trong ống nghiệm… Có nguy cơ sinh non cao.

Để tiêm thuốc trưởng thành phổi đạt hiệu quả cao nhất mẹ bầu cần nhập viện để được theo dõi và điều trị. Tốt nhất khi được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá ngày sinh thực tế trước 1 tuần.

Mặc dù vậy có đến hơn 50% không xác định được nguyên nhân các trường hợp sinh non do đó mẹ bầu cần đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế để được xử lý và tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý khi tiêm trưởng thành phổi

Trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu sảy thai, sinh non sau tuần 28 sẽ bắt buộc thực hiện giải pháp tiêm trưởng thành phổi. Mặc dù có nhiều những lợi ích nhưng việc tiêm trưởng thành phổi gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như:

  • Có nguy cơ gây suy thận cho phụ nữ mang thai và suy thượng thận cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên tác dụng phụ này rất hiếm gặp.
  • Sau khi tiêm trưởng thành phổi mẹ bầu có thể bị sốc phản vệ, tụt huyết áp, nhiễm trùng sau khi tiêm.
  • Tăng lượng đường huyết sau khi tiêm khoảng 1 tuần do đó cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng đường huyết mẹ bầu.

Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm trưởng thành phổi, mẹ bầu cần chú ý đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng quát từ đó có liều lượng tiêm phù hợp nhất, đồng thời theo dõi sau khi tiêm.

Bài viết đã chia sẻ thông tin: Thai nhi 32 tuần có nên tiêm trưởng thành phổi không? Từ đó mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về thuốc tiêm trưởng thành phổi, các tác dụng phụ của thuốc.

nguyenmai

Recent Posts

Tiêm rãnh cười giá bao nhiêu? Ưu và nhược điểm khi tiêm

Tiêm rãnh cười là một kỹ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp làm đầy…

4 tuần ago

VNPT iOffice Hà Giang – Hệ thống quản lý văn bản điều hành

VNPT iOffice Hà Giang là nền tảng quản lý văn bản và điều hành điện…

4 tuần ago

Công dụng của tiêm Meso là gì? Cách chăm sóc sau khi tiêm

Hiện nay, nhiều phương pháp làm đẹp không cần phẫu thuật ra đời nhằm giúp…

4 tuần ago

Liều dùng và lưu ý sử dụng của thuốc tiêm No-spa

No-Spa là loại thuốc chứa hoạt chất Drotaverine hydrochloride thuộc nhóm thuốc chống co thắt…

4 tuần ago

Hướng dẫn quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn

Tiêm tĩnh mạch (IV – Intravenous injection) là một kỹ thuật quan trọng trong y…

4 tuần ago

Lịch tiêm và lợi ích quan trọng tiêm vaccine trước khi mang thai

Tiêm vaccine như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B trước khi mang thai là…

4 tuần ago