Tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?

Tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không? Đây là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy lo ngại khi tiêm loại vắc xin này. Vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến vắc xin phòng dại trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một trong những bệnh nguy hiểm và hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho người mắc bệnh dại. Do đó, nếu không may bị nhiễm virus gây bệnh dại, người bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Người mắc bệnh dại sẽ bị viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống do virus dại gây nên. Con đường lây truyền bệnh dại phổ biến nhất là thông qua các vết thương hoặc vết cắn do động vật bị dại gây ra. Ở nước ta, bệnh dại có thể xuất hiện ở bất kỳ địa phương nào, đặc biệt là các tỉnh miền núi và tăng cao nhất từ tháng 5 – 8 mỗi năm.

Vắc xin phòng dại gồm những loại nào?

Vắc xin phòng bệnh dại được điều chế từ virus dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại. Vắc xin này được sử dụng để bảo vệ những người bị động vật cắn (sau phơi nhiễm) hoặc nếu không có thể tiếp xúc với virus bệnh dại (trước phơi nhiễm).

Vắc xin phòng dại hoạt động bằng cách cho người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ virus để giúp cơ thể tạo khả năng miễn dịch với bệnh. Vắc xin được sử dụng ở người lớn và trẻ em. Có hai nhóm vắc xin phòng dại chính gồm:

  • Vắc xin dại có nguồn gốc từ phôi trứng.
  • Vắc xin dại có nguồn gốc từ mô tự nhiên.

Tiêm vắc xin phòng dại

Tiêm vắc xin phòng dại an toàn và hiệu quả

Bên cạnh đó, vắc xin phòng dại có tính an toàn, hiệu quả cao và có thể dùng theo đường tiêm trong da hoặc đường tiêm bắp. Mặc dù được sản xuất từ các nguồn gốc khác nhau nhưng các loại vắc xin phòng dại hiện nay đều có chung ưu điểm như:

  • Tính hiệu quả và an toàn của vắc xin phòng dại cao hơn hẳn so với các thế hệ vắc xin trước. Miễn dịch của cơ thể trước virus dại được tạo ra và duy trì trong khoảng thời gian lâu hơn.
  • Các loại vắc xin phòng dại được sản xuất dưới dạng bột đông khô nên có thể kéo dài thời gian sử dụng lâu hơn các loại khác mà vẫn đảm bảo chất lượng ổn định. Bên cạnh đó, dung môi để hòa tan thuốc được đóng gói đi kèm với vắc xin và bơm tiêm dùng 1 lần.
  • Vắc xin phòng dại hiện đại cũng có khả năng điều trị dự phòng sau khi bị động vật cắn. Với những người đã dự phòng trước phơi nhiễm hoặc điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm bằng vắc xin phòng dại hiện đại, cơ thể đã tạo ra các đáp ứng miễn dịch thông qua các tế bào lympho nhớ. Nhờ đó, khi được tiêm vắc xin dại nhắc lại, phản ứng miễn dịch xuất hiện nhanh hơn và mạnh hơn.
  • Vắc xin dại hiện đại còn được dùng để dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm cho những nhóm người có nguy cơ cao như bác sĩ thú y, trẻ em thích chơi đùa cùng chó, người làm nghề giết mổ động vật, nhân viên làm trong các phòng xét nghiệm thường xuyên tiếp xúc với virus dại…
  • Vắc xin phòng dại hiện đại sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

Khi nào cần tiêm vắc xin phòng dại?

Vắc xin cũng nên được xem xét sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Những người có hoạt động tiếp xúc thường xuyên với virus dại hoặc với động vật có thể mắc bệnh dại.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm và những người có thể liên tục tiếp xúc với virus gây bệnh dại, nên xét nghiệm miễn dịch định kỳ và nên dùng liều tăng cường khi cần thiết.
  • Khách du lịch quốc tế có khả năng tiếp xúc với động vật ở các nơi trên thế giới, đặc biệt là nơi đang có bệnh dại.

Đối với những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại nên thực hiện phác đồ tiêm vắc xin ngừa bệnh dại. Khi bị động vật bị dại cắn hoặc tiếp xúc với bệnh dại nên làm sạch vết thương và gặp bác sĩ ngay lập tức. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định xem họ có cần được tiêm phòng không.

Tiêm vắc xin phòng dại có hại không?

Tiêm vắc xin phòng dại có nguy hiểm không là vấn đề mà nhiều người băn khoăn về loại vắc xin này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin phòng dại rất an toàn và có hiệu quả phòng bệnh dại cao. Đây là loại vắc xin mà các thành phần của virus được trích xuất trong vắc xin không còn khả năng gây bệnh dại.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vẫn có thể tiêm dự phòng dại nếu không may bị chó dại cắn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc tiêm phòng bệnh dại không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và cũng không có tác hại gì khi cho trẻ bú mẹ. Do đó, những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ được tiêm vắc xin phòng dại hoàn toàn khỏe mạnh.

Tiêm vắc xin phòng dạiTiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng gì không?

Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin phòng dại

Cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng dại cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn sau khi tiêm. Một số tác dụng phụ có thể gặp như:

  • Sốt: Đây là một phản ứng sinh lý của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng dại và thường tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng sốt cao kéo dài hoặc không đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt: Vắc xin phòng dại có thể khiến cho người tiêm cảm thấy nhức đầu, chóng mặt hoặc buồn ngủ. Đây là những phản ứng bình thường nên người tiêm chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý sẽ tự khỏi.
  • Bất thường da: Các triệu chứng có thể xuất hiện như dị ứng như ngứa, phát ban, nổi mề đay. Tác dụng phụ này có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin dại.
  • Nổi hạch lớn: Do hệ máu và hệ bạch huyết của cơ thể phản ứng lại với vắc xin nên sau khi tiêm có thể xuất hiện các hạch lớn. Thường hạch sưng với kích thước vừa phải, xuất hiện cùng bên với vị trí tiêm và không cần điều trị gì đặc biệt.
  • Phù quincke: Đây là hiện tượng phù nề thanh quản, gây khó thở và là tác dụng phụ nguy hiểm của việc tiêm phòng dại. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường hiếm gặp và theo nghiên cứu chỉ thấp hơn 1%.

Ngoài ra, người sau tiêm vắc xin phòng dại có thể bị đau khớp, đau cơ, run tay chân, buồn nôn và tiêu chảy. Vùng da sau khi tiêm bị sưng đỏ cũng có thể gây khó chịu, nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Một số ít người có thể bị co giật, ảnh hưởng tới não và thậm chí ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong. Thế nhưng tỷ lệ này cũng rất ít, vì thế không đáng lo ngại.

Những điểm cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng dại

Dự phòng và điều trị dự phòng bệnh dại là phương pháp duy nhất giúp giảm thiểu số lượng người tử vong do mắc bệnh dại. Tiêm vắc xin trước và sau phơi nhiễm sẽ giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và sản xuất kháng thể chống lại virus dại. Người bệnh cần  nhớ tiêm đủ số mũi vắc xin theo đúng quy định để tạo được đáp ứng miễn dịch hoàn chỉnh.

Khi tiêm vắc xin phòng dại để dự phòng hoặc điều trị dự phòng trước và sau khi phơi nhiễm cần lưu ý những việc sau:

  • Không nên tiêm vắc xin dại vào vùng mông vì đây là khu vực có nhiều mô mỡ nên sẽ hạn chế khả năng hấp phụ vắc xin vào cơ thể.
  • Tiêm vắc xin trong da thay thế tiêm bắp sẽ giúp làm tăng khả năng tiếp cận cho người dân và giảm chi phí khi tiêm phòng dại bằng vắc xin.
  • Loại vắc xin phòng dại có nguồn gốc từ tế bào phôi gà và tế bào vero tinh khiết được phép sử dụng theo đường tiêm trong da.
  • Nên lựa chọn cùng một loại vắc xin phòng dại để tiêm đủ 3 mũi cho một đợt dự phòng hoặc điều trị dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm. Không khuyến khích đổi sang loại vắc xin phòng dại khác cho những mũi tiêm sau, trừ trường hợp trì hoãn lịch tiêm do thiếu hụt vắc xin phòng dại tại các cơ sở y tế địa phương.
  • Một số trường hợp không nên tiêm trong da như những người đang sử dụng các nhóm thuốc điều trị sốt rét vì tạo đáp ứng miễn dịch không hiệu quả. Ở những trường hợp này, liều tiêm vắc xin phòng dại nên được sử dụng theo đường tiêm bắp.

Trên đây là những thông tin về tiêm vắc xin phòng dại, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa căn bệnh này.

Tổng hợp